Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
Hình ảnh liên kết
Liên kết website trong tỉnh
Liên kết website các tỉnh
Lượt truy cập

 

Nội dung

 
Thông báo Cuộc thi thiết kế Nhãn hiệu, Kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) tỉnh Đồng Nai Cập nhật: 17-08-2021 11:55
Thông tin về Ho65o thi OCOP Đồng Nai năm 2021

CUỘC THI THIẾT KẾ NH​ÃN HIỆU, KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP CHO CÁC SẢN PHẨM CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (GỌI TẮT LÀ CHƯƠNG TRÌNH OCOP) TỈNH ĐỒNG NAI

------------------------------

I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA

Cuộc thi thiết kế nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) tỉnh Đồng Nai được tổ chức nhằm khuyến khích và phát huy các hoạt động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Qua đó lựa chọn được những nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp có những thiết kế đẹp, tiêu biểu cho các sản phẩm thuộc Chương trình OCOP tỉnh Đồng Nai, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới của tỉnh Đồng Nai.

II. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng tham gia Cuộc thi

- Mọi tổ chức, công dân trong và ngoài nước, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp... đều có quyền dự thi.

2. Sản phẩm dự thi

a. Đối với thiết kế nhãn hiệu: mỗi sản phẩm, một tác giả tham gia dự thi gửi tối đa 02 mẫu thiết kế.

- Bản vẽ, mẫu thiết kế nhãn hiệu sản phẩm tham dự cuộc thi thể hiện được những nét đặc trưng chung của sản phẩm Chương trình OCOP tỉnh Đồng Nai.

- Thiết kế đơn giản, dễ nhận biết ở cỡ nhỏ cũng như phóng to; đảm bảo độ phân giải đồng đều, sắc nét khi đưa vào máy tính, truyền qua Fax và các vật phẩm có chất liệu khác nhau.

- Không vi phạm về các quy định của luật pháp Việt Nam hoặc bản quyền của các tổ chức, cá nhân khác đã được Nhà nước Việt Nam công nhận. Do chính các cá nhân, tổ chức sáng tác, tạo ra và chưa từng tham gia các cuộc thi khác.

- Ưu tiên các mẫu thiết kế thể hiện được nét đặc trưng văn hóa của địa phương.

- Một nhãn hiệu có khả năng sử dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau của cùng một loại sản phẩm (VD: nhãn hiệu được thiết kế cho sản phẩm Bưởi Tân Triều có thể sử dụng cho các sản phẩm từ Bưởi như: tinh dầu bưởi, mức bưởi, rượu bưởi,...), thuận lợi cho việc gia công, in ấn trên nhiều chất liệu khác nhau.

- Mẫu thiết kế thể hiện trên 01 trang giấy khổ A4, bao gồm: Mẫu thiết kế có chiều rộng là 15 cm thiết kế màu, đặt giữa trang giấy (đối với nhãn hiệu là hình 3 chiều thì mẫu nhãn hiệu phải kèm theo ảnh chụp hoặc hình vẽ thể hiện hình phối cảnh và có thể kèm theo mẫu mô tả ở dạng hình chiếu). Mẫu thiết kế và phần thuyết minh mô tả ý tưởng không được ghi thêm bất cứ thông tin gì khác (tên, ký hiệu riêng,…).

b. Đối với thiết kế kiểu dáng công nghiệp: mỗi sản phẩm, một tác giả tham gia dự thi được gửi tối đa 02 mẫu thiết kế.

- Sản phẩm dự thi có thể là bản vẽ, thiết kế hoặc mô hình sản phẩm hoặc mẫu sản phẩm đã hoàn chỉnh.

- Thiết kế đơn giản, dễ nhận biết ở cỡ nhỏ cũng như phóng to, đảm bảo độ phân giải đồng đều, sắc nét khi đưa vào máy tính, truyền qua Fax và các vật phẩm có chất liệu khác nhau. Có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Không dùng màu sắc quá phức tạp.

-  Có tính mới, tính sáng tạo, có khả năng áp dụng sản xuất công nghiệp.

- Mẫu kiểu dáng công nghiệp phải gợi tả được những nét đặc trưng của sản phẩm.

- Thể hiện được sự sáng tạo, gây ấn tượng với người tiêu dùng.

III. HỒ SƠ VÀ THỜI GIAN ĐĂNG KÝ DỰ THI

1. Hồ sơ dự thi:

Hồ sơ dự thi gồm 01 bộ, được trình bày bằng Tiếng Việt, không tẩy xóa, đánh máy trên khổ A4, bao gồm:

a) Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu (Mẫu 01).

b) Bản mô tả ý tưởng (Mẫu 02).

c) 01 (một) đĩa CD hoặc USB chép các file của hồ sơ dự thi (Bản mô tả ý tưởng, mẫu thiết kế, bản vẽ,…). Trên mặt đĩa CD hoặc USB không ghi bất kỳ thông tin gì.

Lưu ý:

- Mỗi bản thiết kế đưa ra phải có ý tưởng thiết kế ban đầu, có bản mô tả ý tưởng (Mẫu 02, không quá 500 từ đánh máy).

- Phiếu đăng ký dự thi (Mẫu 01) được đóng trong một bì đựng dán kín (có niêm phong để bảo mật). Tiêu đề trên phong bì hồ sơ: Bài dự thi “Thiết kế nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Đồng Nai”; Trường hợp gửi hồ sơ qua thư điện tử, phải được đặt mật khẩu (hoặc mã hóa), khi Hội đồng giám khảo chấm thi tiến hành mở hồ sơ, tác giả cung cấp mật khẩu mở các tài liệu gửi dự thi.

- Trường hợp sản phẩm dự thi là mẫu vật đã hoàn chỉnh, có thể đóng gói niêm phong để gửi Ban tổ chức cuộc thi.

2. Thời gian đăng ký, khiếu nại, công bố kết quả và địa điểm tiếp nhận hồ sơ dự thi:

a) Thời gian phát động và nhận hồ sơ dự thi từ ngày 01 tháng 04 đến 16h30 ngày 31 tháng 8 hàng năm.

b) Thời gian công bố kết quả: tháng 11 hàng năm.

c) Thời gian khiếu nại kết quả: trong vòng 05 ngày kể từ ngày công bố kết quả.

d) Thời gian trao giải: tháng 12 hàng năm.

đ) Nộp, nhận hồ sơ: Hồ sơ dự thi được gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc thư điện tử. Thời gian được tính theo dấu bưu điện (đối với trường hợp gửi qua bưu điện), dấu văn bản đến Trung tâm Khoa học và Công nghệ (đối với trường hợp gửi trực tiếp) hoặc hòm thư điện tử Trung tâm Khoa học và Công nghệ theo địa chỉ:

Trung tâm Khoa học và Công nghệ

Địa chỉ: 1597 đường Phạm Văn Thuận, P.Thống Nhất, TP. Biên Hòa, T.Đồng Nai.

Điện thoại: 0251.3825565, Fax: 0251.3817350

Email: info@tkcdongnai.gov.vn

e) Hồ sơ dự thi được tiếp nhận, xem xét, bảo mật thông tin cho tới ngày công bố kết quả cuộc thi. Ban Tổ chức sẽ không trả lại hồ sơ dự thi.

IV. GIẢI THƯỞNG CUỘC THI

1. Về thiết kế nhãn hiệu: Mỗi loại sản phẩm, dịch vụ

- 01 giải nhất trị giá 20.000.000 đồng cùng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

- 01 giải nhì trị giá 10.000.000 đồng cùng giấy chứng nhận của Ban tổ chức Cuộc thi.

- 03 giải ba: mỗi giải 5.000.000 đồng cùng giấy chứng nhận của Ban tổ chức Cuộc thi.

2. Về thiết kế kiểu dáng công nghiệp: Mỗi loại sản phẩm

- 01 giải nhất trị giá 20.000.000 đồng cùng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

- 01 giải nhì trị giá 10.000.000 đồng cùng giấy chứng nhận của Ban tổ chức Cuộc thi.

- 03 giải ba: mỗi giải 5.000.000 đồng cùng giấy chứng nhận của Ban tổ chức Cuộc thi.

3. Trong trường hợp không chọn được nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đạt yêu cầu. Ban Tổ chức Cuộc thi có thể quyết định không trao giải.

V. NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC

1. Yêu cầu chung của sản phẩm dự thi

a) Thiết kế dự thi phải là các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp cho các sản phẩm thuộc danh mục các sản phẩm được Ban tổ chức cuộc thi công bố. Thời gian công bố danh mục sản phẩm vào quý I hàng năm. Hình thức công bố: công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên cổng thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai (www.dost-dongnai.gov.vn).

b) Nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp dự thi không vi phạm các quy định pháp luật hoặc bản quyền của các tổ chức, cá nhân khác đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Thiết kế dự thi do chính các cá nhân, tổ chức dự thi thiết kế, sáng tạo nên.

c) Không vi phạm các yếu tố về văn hóa, thuần phong, mỹ tục của Việt Nam và văn hóa thế giới; không có những dấu hiệu chỉ dẫn không phù hợp về lịch sử, truyền thống, văn hóa và giá trị của sản phẩm thuộc Chương trình OCOP tỉnh Đồng Nai.

d) Màu sắc: thể hiện tối đa 04 màu (bao gồm cả màu trắng), sản phẩm dự thi có mẫu thể hiện dưới dạng trắng và đen để sử dụng trong những trường hợp không thể sử dụng màu.

2. Các tiêu chí đánh giá

a) Tính mới: sản phẩm dự thi có tính sáng tạo, tính hiện đại hài hòa với tính truyền thống, không trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn và chưa được công bố công khai trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào.

b) Tính pháp lý: sản phẩm dự thi phải đảm bảo không vi phạm quy định của pháp luật, không trái đạo đức, thuần phong, mỹ tục.

c) Tính đặc trưng: sản phẩm dự thi thể hiện được những nét đặc trưng, độc đáo của các sản phẩm Chương trình OCOP tỉnh Đồng Nai.

d) Tính khả dụng: sản phẩm dự thi phải đảm bảo khả năng ứng dụng, thuận lợi trong việc sản xuất, in ấn, phóng to, thu nhỏ, sử dụng trên nhiều chất liệu, có thể chế tạo (sản xuất) ra các sản phẩm giống nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp,…

đ) Tính thẩm mỹ: sản phẩm dự thi phải đạt được những yêu cầu về thiết kế mỹ thuật độc đáo, hiện đại, nổi bật, khoa học, tạo được ấn tượng cho người tiêu dùng, hài hòa về màu sắc, bố cục.

e) Tính khái quát: sản phẩm dự thi phải đơn giản, dễ hiểu, dễ ghi nhớ.

 

In nội dung