Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị là nghị quyết toàn diện, tổng thể đầu tiên của Đảng về chủ trương, chính sách của Việt Nam tham gia cuộc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được hệ thống chính trị và toàn xã hội đón nhận tích cực, nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đã đánh giá cao.
Nghị quyết số 52-NQ/TW đã thể hiện rõ quan điểm và sự quyết tâm của Đảng cộng sản Việt Nam khi coi “Chủ động, tích cực tham gia cuộc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan, coi đây là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; đồng thời nhận thức đầy đủ, đúng đắn về nội hàm, bản chất của cuộc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi đó là giải pháp đột phá với bước đi và lộ trình phù hợp là cơ hội để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội”.
Việt Nam cũng đã xác định: Nội dung cốt lõi của chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, Chính quyền điện tử, tiến tới Chính quyền số.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, bản chất của cuộc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng thể chế. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tạo ra mô hình mới, lực lượng lao động mới, nhanh chóng, bùng nổ… khiến khuôn khổ thể chế truyền thống không còn phù hợp, mà nếu duy trì sẽ kìm hãm phát triển.
“Từ những lý do trên, đặt ra yêu cầu phải thay đổi thể chế, cần thay đổi tư duy quản lý theo lối mòn là cái gì không quản được ta cấm, cần có nhận thức rõ ràng cũng như bản lĩnh để thích ứng, đồng thời, lường đón được những tác động của cuộc cách mạng”, Trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
Industry 4.0 Summit 2019 sẽ có các mục tiêu quan trọng: Công bố các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và các Bộ, ngành đẩy mạnh triển khai tham gia cuộc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Tạo cơ hội trao đổi, tiếp nhận các ý kiến của chuyên gia trong nước và quốc tế về các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai có hiệu quả cuộc cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam; Triển lãm, giới thiệu các thành tựu, giải pháp công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội của Việt Nam; Kết nối kinh doanh và xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư giữa các nhà đầu tư quốc tế với cộng đồng doanh nghiệp và đại diện của 63 tỉnh thành. Bên cạnh phiên toàn thể cấp cao, Diễn đàn có hội thảo chuyên đề gồm: Ngân hàng thông minh; Thành phố thông minh; Sản xuất thông minh; Năng lượng thông minh và Chuyên đề kinh tế số…
Nguồn: baochinhphu.vn