Chương trình được xây dựng dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản
Chương trình được xây dựng dựa trên 7 nguyên tắc cơ bản là:
nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số; người dân doanh nghiệp
là trung tâm; Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số; phát triển và
ứng dụng các nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số; bảo đảm
an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt của chuyển đổi số; Sự vào cuộc của cả
hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là
yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số ; Hợp tác quốc tế là giải
pháp quan trọng để chuyển đổi số.
Chương
trình được xây dựng trên cơ sở đánh giá hiện trạng về nhận thức, thể chế, môi
trường pháp lý triển khai công nghệ thông tin, về hạ tầng nền tảng kỹ thuật,
công nghệ thông tin, về nhân lực công nghệ thông tin và về kiến trúc dữ liệu.
Mục
tiêu chương trình chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đề ra đến năm 2025 là xây dựng
hoàn thiện chính quyền điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan
nhà nước trên địa bàn tỉnh, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt
hơn; phát triển nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm an toàn thông tin và an
ninh mạng; Hướng tới cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuận lợi cho người dân
và doanh nghiệp, tăng cường sự tham gia của người dân trong các cơ quan nhà nước;
phát triển dữ liệu mở của cơ quan nhà nước để tạo điều kiện phát triển kinh tế
xã hội. Đồng Nai thuộc nhóm đứng đầu về tổ chức triển khai chuyển đổi số.
Tỉnh
cũng đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Thực hiện số hóa toàn bộ kết quả giải
quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan
hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; 100% lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh, UBND
cấp huyện và 80% lãnh đạo cơ quan cấp xã được cấp và sử dụng chữ ký số; 90% hồ
sơ công việc tại cấp tỉnh, cấp huyện và 80% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử
lý trên môi trường mạng thông qua việc ứng dụng chữ ký số; 100% hệ thống thông
tin của sở, ngành, UBND cấp huyện có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã
đưa vào vận hành, khai thác kết nối liên thông qua các nền tảng tích hợp chia sẻ
dữ liệu; 100% đơn vị sự nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp với
người dân, doanh nghiệp và áp dụng thanh toán trực tuyến; Tỷ lệ xã có mạng băng
thông rộng cáp quang đạt 100%; Phấn đấu kinh tế số chiếm 20% tổng sản phẩm trên
địa bàn (GRDP) và đến năm 2030 tăng lên 30% kinh tế số chiếm 20% GRDP, phổ cập
mạng 5G, tỷ lệ người dân và doanh nghiệp có tài khoản thanh toán điện tử trên
90%.
Chương
trình chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai tập trung vào thực hiện các nội dung: Phát
triển nền tảng chuyển đổi số; phát triển chính quyền số; phát triển kinh tế số;
phát triển xã hội số và chuyển đổi số trên các lĩnh vực ưu tiên là xây dựng
phát triển đô thị thông minh và các lĩnh vực: y tế; giáo dục; giao thông vận tải
và logistics; tài chính ngân hàng; du lịch; nông nghiệp; môi trường; năng lượng;
sản xuất công nghiệp.
Theo
đánh giá hiện trạng chung, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt
việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn. Toàn tỉnh có 7.150
máy tính (để bán, xách tay, máy tính bảng) được trang bị và cài đặt phần mềm diệt
vi rút tại các cơ quan nhà nước của tỉnh. UBND tỉnh cũng đã ban hành quy chế bảo
đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ quan quản
lý nhà nước tại Quyết định số 48/2018. Đến nay 100% cơ quan nhà nước trên địa
bàn tỉnh đã ứng dụng chữ ký số vào văn bản điện tử thực hiện theo mô hình liên
thông 4 cấp từ từ trung ương đến xã. Hiện 100% cơ quan hành chính nhà nước trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành kết nối trục
liên thông tỉnh để quản lý hồ sơ công việc và điề hành hoạt động trong cơ quan;
100% các cơ quan hành chính nhà nước cấp sở, huyện có cán bộ làm chuyên trách
CNTT có trình độ từ cử nhân cao đẳng trở lên góp phần thuận lợi trong sử dụng ứng
dụng dùng chung của tỉnh. Các khóa đào tạo nâng cao trình độ ứng dụng CNTT đã
được tổ chức tại các cơ quan chuyên môn của tỉnh.
Thu Hương