Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Có phải chim gõ đang tự làm tổn thương não của mình?   26-03-2018
Con người có thể bị chấn động từ một lực thấp đến 60 G và nếu chấn thương đầu xuất hiện liên tục trong nhiều năm thì tổn thương não tàn phá và vĩnh viễn có thể xảy ra. Nhưng loài chim gõ kiến thường xuyên tự gây ra lực đến 1000 G, vậy làm sao nó tự bảo vệ được mình khỏi tổn thương não? Theo một nghiên cứu mới, loài này chẳng được bảo vệ gì cả.


Một nghiên cứu mới phát hiện protein tau tích tụ trong  não của chim gõ kiến – một dấu hiệu thường liên quan đến tổi thương não (MennoShaefer/Depositphotos)

Chim gõ kiến có một lọat các biện pháp an toàn có sẵn trong hộp sọ và trong đầu chúng. Mỏ, hộp sọ và các xương khác được điều chỉnh hoàn hảo để hấp thu và chuyển hướng lực sốc khỏi não và chúng đã tạo cảm hứng cho các thiết kế mũ bảo hiểm như Kranium.

“Có đủ dạng tiến bộ công nghệ và an toàn trong dụng cụ thể thao dựa trên sự thích nghi giải phẫu và lý sinh của chim gõ kiến vì cho rằng chúng không bị chấn thương não từ việc mổ cây. Điều kỳ cục là chưa một ai từng tìm hiểu não gõ kiến để xem có tổn thương nào không”, đồng tác giả nghiên cứu mới Peter Cummings cho biết.

Do vậy, các nhà nghiên cứu đã quyết định tiến hành làm việc đó. Họ đã nghiên cứu não chim ngâm từ Viện bảo tàng Field và Viện bảo tàng lịch sử tự nhiên Harvard, so sánh não của chim gõ kiến Downy với một nhóm đối chứng chim hét cánh đỏ – loài tương tự nhưng không tự gây ra dạng chấn thương đầu như chim gõ kiến.

Các nhà khoa học tìm kiếm sự tích tụ protein tau trong não của chim gõ kiến. Dạng protein này được phát hiện bao quanh các sợi trục thần kinh trong não của nhiều loài vật và với một lượng nào đó, chúng giúp bảo vệ và ổn định các kết nối mong manh này. Nhưng trong não người, lượng protein này vượt mức là dấu hiệu của tổn thương não, có liên hệ với chấn thương thường thấy ở cầu thủ bóng đá và các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer.

Các nhà nghiên cứu lấy từng lát mỏng não gõ kiến và chim hét sau đó nhuộm màu chúng bằng ion bạc để làm nổi bật các protein tau. Như dự đoán, não chim gõ kiến có nhiều protein tau hơn rất nhiều so với não chim hét. Điều đó nghe có giống một trường hợp dễ giải quyết nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý rằng vì protein này chỉ mới được liên hệ với tổn hại não ở người nên chưa hẳn điều đó đúng với chim. Tóm lại, tại sao chúng tiến hóa khả năng đó nếu chính khả năng đó đang gây hại cho chúng?

“Chim gõ kiến cổ nhất có niên đại cách đây 25 triệu năm – loài chim này đã xuất hiện từ rất lâu. Nếu mổ cây gây nên chấn thương não thì tại sao bạn vẫn thấy hành vi này ngày nay? Tại sao sự thích nghi tiến hóa lại dừng lại ở trong não? Có khả năng rằng protein tau trong chim gõ kiến là sự thích nghi bảo vệ và không còn là bệnh lý nữa”, Cummings cho biết thêm.

Nếu đúng như vậy thì các nhà khoa học cho rằng nghiên cứu thêm rốt cuộc sẽ giúp chúng ta phát triển những cách mới để bảo vệ não khỏi chấn thương hoặc làm chậm tiến triển của các bệnh thoái hóa thần kinh.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập