Ảnh: Envirocenter
Tái
chế rác hữu cơ thông qua quá trình ủ hoặc lên men sau đó sử dụng sản phẩm phân
bón thu được cho đất nông nghiệp được xem là thân thiện với môi trường nhưng kết
quả của nghiên cứu mới thách thức quan niệm phổ biến này và nhấn mạnh nó là một
nguồn ô nhiễm bị xem nhẹ. Do kích thước nhỏ, các vi hạt nhựa (MPP), chủ yếu là
mảnh vụn, sợi và khối cầu nhựa nhỏ hơn 5 mm, được cho là đi vào lưới thức ăn và
thậm chí có thể kết thúc trong thực phẩm dành cho con người.
Do đó,
đã có sự chú ý đáng kể dành cho MPP nhưng vẫn phần lớn là vi hạt nhựa được phát
hiện trong đại dương. Duy nhất gần đây hơn, các nhà nghiên cứu đã mở rộng nghiên
cứu của mình sang ô nhiễm hạt nhựa trên môi trường cạn. Để hiểu rõ hơn về việc
tạo ra MPP và lần đầu tiên đi vào các hệ sinh thái đất liền, tác giả Nicolas
Weithmann cùng các đồng nghiệp đã sàng lọc nhiều loại phân bón hữu cơ khác nhau
được sản xuất tại các nhà máy rác sinh học tái chế để tìm các hạt MPP kích cỡ
nhỏ hơn 1 mm. Việc sàng lọc tập trung vào đầu ra của các nhà máy ủ phân rác sinh
học (tạo khí biogas từ phân). Để đối chiếu, các nhà khoa học cũng xem xét số
lượng hạt MPP từ các nhà máy chế biến cây trồng năng lượng nông nghiệp vốn chỉ
xử lí các loại cây trồng năng lượng như bắp mà không xử lí rác sinh học.
Kết
quả, tất cả các mẫu phân chuyển đổi từ rác sinh học đều chứa MPP, thường có kích
thước từ 2 đến 5 mm trong khi không có mẫu nào từ các nhà máy chế biến cây trồng
năng lượng nông nghiệp chứa khối lượng đáng kể các loại hạt nhựa bé xíu này.
Khối lượng MPP từ quá trình xử lí rác sinh học khác nhau tùy vào việc tiền xử lí
và loại nhà máy. Chẳng hạn, lượng MPP được tạo ra từ các nhà máy chế biến rác
sinh học là cao nhất. Cụ thể, nhà máy chế biến rác sinh học được cung cấp trực
tiếp bằng rác từ hoạt động thương mại chứa số lượng hạt MPP cao nhất (895 hạt
MPP trên kg trọng lượng khô). Dựa trên phát hiện đó, nghiên cứu sâu hơn về hậu
quả và tác động tiềm tàng của việc ô nhiễm MPP từ các loại phân bón hữu cơ này
là cần thiết trước khi bất kỳ nguy cơ nào có thể được xác định.
LH
(New Atlas)