Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Hệ thống có thể phát hiện và ngăn chặn đại bàng đâm vào tuabin gió   15-04-2018
Thật là đáng xấu hổ khi có bất kỳ con chim nào bị giết do va chạm với cánh quay của tuabin gió nhưng càng đáng buồn hơn khi con chim đó lại là một loài được bảo vệ. Với ý nghĩ đó, các nhà khoa học đang phát triển công nghệ có thể xua đuổi đại bàng tránh xa các tuabin gió và phát hiện khi chúng đâm vào cánh tuabin.


Theo Cục cá và động vật hoang dã Hoa Kỳ, hiện có khoảng 143.000 cá thể đại bàng đầu trọc và 40.000 cá thể đại bàng vàng ở Mỹ (Ảnh: pitrs10/Depositphotos)

Thành phần chính của hệ thống được thiết kế bởi một nhóm nghiên cứu Đại học bang Oregon dẫn đầu bởi Giáo sư Roberto Albertani này kết hợp một camera gắn ở bệ tháp tuabin, cảm biến rung gắn ở chân của mỗi cánh quạt và một cảm biến âm thanh nằm trên vỏ che máy phát điện của tuabin.

Ý tưởng là khi một con chim đâm vào một trong các cánh tuabin, va chạm có thể được phát hiện bởi cảm biến rung trên cánh đó. Đoạn phim ghi hình bằng camera tại thời điểm đó cùng với âm thanh của bất kỳ tiếng kêu nào của chim được ghi lại bằng bộ cảm biến âm thanh sau đó được sử dụng để xác định loại chim (hoặc dơi) có liên quan.

Tuy điều này không ngăn được chim đại bàng bay vào cánh quạt nhưng ít nhất nó cũng sẽ cho phép các nhân viên quản lý động vật hoang dã biết chính xác bao nhiêu con chim đang bị các tuabin bị giết chết. Hiện nay, loại này kiến ​​thức được thu được bằng cách đi kiểm đếm xác nằm chết trên mặt đất bên dưới các tuabin, mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề với cách tiếp cận này - xác chết có thể bị loài ăn xác thối tha đi cộng với việc kiểm tra như thế này không khả thi tại những địa điểm xa xôi, trong khu vực có mật độ bụi rậm hoặc tại các tuabin ngoài khơi.

Trong các thử nghiệm của một phiên bản cơ bản của hệ thống, các vụ lao vào của chim đại bàng được mô phỏng bằng cách bắn bóng quần vợt vào cánh tuabin gió. “Kết quả tổng thể từ 29 lần thử nghiệm thực địa với các vụ chim va vào cánh tuabin cho thấy phát hiện và xác nhận dương tính 14 lần. Có khả năng, các vụ va chạm không được phát hiện là các lần va chạm nhẹ. Chúng tôi rất tin tưởng rằng tỷ lệ thành công có thể tăng lên đáng kể”, Albertani cho biết.

Nhưng còn việc ngăn các vụ va chạm với chim đại bàng này không diễn ra ngay từ đầu? Đó là lúc một thành phần khác của hệ thống vào cuộc.

Sử dụng một chiếc camera gắn trên tuabin kết nối với máy tính, nó sẽ tự động xác định xem liệu con chim đang đến gần có phải là một chú đại bang hay không và liệu nó có đang hướng về phía cánh quạt không. Nếu điều đó được coi là đúng thì máy tính sẽ kích hoạt một biện pháp ngăn chặn trên mặt đất bao gồm các hình nộm người màu sắc rực rỡ di chuyển ngẫu nhiên. Hy vọng rằng dựa trên sự ác cảm của loài đại bàng đối với con người, điều này sẽ khiến cho chim thay đổi hướng bay.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập