Sâu bông đang
lai với sâu bắp theo cách dẫn tới một loại siêu sâu hại tàn phá (Ảnh:
CSIRO)
Helicoverpa armigera, còn được gọi là sâu
bông và Helicoverpa zea, sâu bắp, là hai loại sâu bướm rất háu ăn gây
thiệt hại hàng tỉ đô la cho cây trồng mỗi năm. Bắp, bông vải, cà chua
và đậu nành chỉ là một số ít loại cây trồng mà 2 loài sâu này có
thể tấn công và sâu bông đã phát triển sức kháng với toàn bộ các
loại thuốc trừ sâu nhắm vào nó.
Năm 2017, một dự án 9 năm nhằm lập bản đồ
toàn bộ bộ gen của cả hai loài sâu bướm này đã hoàn thành. Nghiên cứu
được thiết kế để giúp các nhà nghiên cứu xác định được các gen khiến
sâu hại trở nên kháng với thuốc trừ sâu. Một nghiên cứu mới nay đã
được công bố chỉ ra bằng chứng rằng 2 loài sâu bướm này rõ ràng đang
lai với nhau theo nhiều cách mới lạ.
“Không có bất kỳ 2 con lai nào giống nhau,
gợi ý về một “đội quân lai mà ở đó các phiên bản lai khác nhau có thể
có mặt bên trong một quần thể”, Tom Walsh, một trong số các nhà nghiên
cứu tham gia dự án Tom Walsh cho biết.
Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng quá sớm
để xác định các dấu hiệu chọn lọc thành công ở những con lai đó nhưng
sự đa dạng rõ ràng của việc chuyển gen được tìm thấy 2 loài sâu hại
riêng rẽ là một mối bận tâm lớn. Tác động của các loài sâu hại đang
tiến hóa này đang gây tổn thất cho sản lượng nông nghiệp ở Brazil và
các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng nếu các loài siêu sâu hại này trở
thành một loài phân biệt thì nó sẽ là vấn đề nông nghiệp của toàn
bộ châu Mỹ và xa hơn nữa.
Walsh cho biết: “Chúng là những sinh vật nhỏ
bé rất ấn tượng. Chúng có thể ăn một loạt các vật chủ, dường như
vượt qua hết mọi nỗ lực kiểm soát chúng của chúng ta… và đó thực
là điều tôi quan tâm nghiên cứu: tại sao nó không chết khi đáng ra nó
phải chết?”
LH (New Atlas)