Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Nghiên cứu về da cá mập hứa hẹn tăng cường thiết kế máy bay và tuabin   29-04-2018
Cá mập đã xuất hiện từ trước khi khủng long ngự trị trái đất, cho chúng rất nhiều thời gian để hoàn thiện đặc điểm khí động học. Không có gì ngạc nhiên rằng cá mập, cũng như cá voi, có thể dạy chúng ta một vài điều về việc di chuyển hiệu quả hơn trong nước và trong không khí. Một nhóm các nhà sinh vật học và kỹ sư từ Đại học Harvard và Đại học Nam Carolina đã tiến hành nghiên cứu vảy cá mập với hy vọng có thể làm cho drone, máy bay và tuabin gió hiệu quả hơn.


Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã quay sang vảy cá mập trong một nỗ lực nhằm cải thiệt hiệu năng khí động học của máy bay, drone và tuabin gió (Ảnh: James Weaver/Đại học Havard)

Da cá mập được phủ đầy răng nhỏ - hàng ngàn chiếc vảy nhỏ có hình dạng và kích thước khác nhau cho từng phần của cơ thể khác nhau. Cá mập sử dụng hình dạng của cơ thể để tăng lực nâng và giảm lực cản khi chúng bơi trong nước và máy bay cũng làm điều tương tự để di chuyển trong không khí, khiến loài cá này lý tưởng để nghiên cứu cánh máy bay – mặt cắt khí động học của cánh máy bay.

“Chúng ta biết nhiều về cấu trúc của răng nhỏ – vốn rất tương tự với răng người – nhưng chức năng của nò vẫn còn gây tranh cãi”, đồng tác giả dẫn đầu nghiên cứu George Lauder cho biết.

Hầu hết các nghiên cứu về vảy cá mập đến này chỉ xem xét cách chúng ảnh hưởng đến lực cản nhưng Launder và nhóm của ông lại tập trung vào lực nâng.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu shortfin mako, loài cá mập nhanh nhất đại dương, bằng cách sử dụng ảnh quét micro-CT về hình dạng của răng nhỏ, vốn có 3 gờ nổi, để mô hình hóa và in 3D chúng. Họ đã in các hình dạng đó lên một cánh máy bay, thử nghiệm nó bên trong bể nước chảy sử dụng 20 kiểu bố trí khác nhau về kích cỡ răng nhỏ, hàng và vị trí của hàng. Họ phát hiện ra rằng bằng cách đóng vai trò là máy tạo dòng xoáy nhẹ tạo công suất lớn, răng nhỏ trên cánh máy bay làm tăng lực nâng đáng kể.

“Các máy tạo dòng xoáy lấy cảm hứng từ cá mập này đạt được mức cải thiện tỉ số lực nâng so với lực cản đến 323% so với cánh không có máy phát dòng xoáy. Với các thiết kế chứng minh ý tưởng này, chúng tôi đã chứng minh được rằng các máy phát dòng xoáy lấy cảm hứng sinh học đó có tiềm năng vượt trội hơn các thiết kế truyền thống”, đồng tác giả August Domel cho biết.

“Kết quả mở ra những hướng đi mới cho các thiết kế khí động học lấy cảm hứng từ sinh học cải tiến”, đồng tác giả nghiên cứu Katia Bertoldi cho biết.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập