Hạn chế công suất các nhà máy
điện hạt nhân và điều chỉnh đầu ra của chúng để chủ động bù đắp cho
tính khó dự đoán của các nguồn tái tạo có thể dẫn tới tiết kiệm cho
cả người tiêu dùng và chủ sở hữu nhà máy điện hạt nhân (Ảnh: vencav/Depositphotos)
Theo
nghiên cứu, các nhà máy điện hạt nhân không cần phải vận hành với
công suất tối đa để tối đa hiệu suất. Thay vào đó, bằng cách điều
chỉnh đầu ra để chủ động bù đắp cho tính khó dự đoán của các nguồn
tái tạo, chúng có thể tạo ra một mối quan hệ cộng sinh mà có thể giảm
thiểu phát thải khí nhà kính trong khi đồng thời giảm chi phí điện
cho người tiêu dùng cũng như chi phí vận hành cho chủ nhà máy điện.
Các
nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi điều tra viên chính Francesco Ganda đã phát
triển một sự biểu diễn toán học của hằng số vận hành của các lò
phản ứng hạt nhân và sau đó sử dụng các mô hình mô phỏng để ước
tính công suất phát điện, giá thị trường và doanh thu của các nhà
máy điện.
“Các
nhà máy điện hạt nhân bị chi phối bởi một tập hợp các nguyên lý
khác so với các dạng máy phát điện khác và phương pháp của chúng tôi
cho phép biểu diễn các mối quan hệ này trong phân tích các hệ thống
năng lượng và thị trường điện”, Ganda cho biết.
Cụ
thể, nghiên cứu phát hiện ra rằng một trong những hằng số hạn chế
nhất đối với việc vận hành linh hoạt của các nhà máy điện là tăng
nồng độ xenon (xenon là một chất hấp thu neutron hiệu quả làm giảm
hoạt động của nhiên liệu hạt nhân) sau khi công suất mỗi lò phản ứng
giảm xuống.
Mặc
dù vậy, các nhà nghiên cứu kết luận rằng các nhà máy hạt nhân không
chỉ hiệu quả khi không vận hành đủ công suất mà chúng còn có khả
năng phản ứng chủ động với giá điện điều chỉnh theo từng giờ và nhu
cầu điều tiết tần số theo từng giây.
LH
(New Atlas)