Các đội chó
đánh hơi dành 6 tháng để tìm kiếm dấu vết của loài gặm nhấm ở Nam
Georgia (Ảnh: SGHT/Oliver Price)
Loài xâm lấn là một trong những vấn đề môi
trường đau đầu nhất. Việc du nhập vô tình hay hữu ý hệ một động thực vật
ngoại lai bất kể trông có vẻ vô hại đều có thể gây tác động tàn phá. Tác
động đó có thể là từ một loài chiếm chỗ một khác đến toàn bộ khu vực bị
tàn phá bởi những kẻ xâm lược mất kiểm soát xâm chiếm toàn bộ một vùng
đất không có thảm thực vật.
Một nhóm xâm lược đặc biệt thành công là loài gặm
nhấm - đặc biệt là chuột đồng và chuột nhà. Các loài động vật ăn tạp này có
khả năng thích nghi tuyệt vời để sống cùng con người và chúng đã theo chân
loài người chúng ta tới bất cứ nơi đâu với một ngoại lệ duy nhất (hiện tại)
là trong không gian.
Một ví dụ bi thảm về sự di cư này là Nam
Georgia. Được phát hiện và đặt tên bởi Thuyền trưởng James Cook vào năm 1775
trên một trong những chuyến thám hiểm đi vào sử sách của ông, nó được coi là
một trong những vùng hoang vu tuyệt vời cuối cùng trên thế giới. Nó là nhà của
98% số hải cẩu có lông Nam Cực và một nửa số hải cẩu voi trên thế giới.
Ngoài ra, nó còn là nơi trú ngụ của 4 loài chim cánh cụt - bao gồm 450.000 cặp
chim cánh cụt King sinh sản.
Không may, nó cũng từng là nhà của một quần thể
chuột sinh sôi mạnh được đưa vào bờ bởi những người săn hải cẩu trong thế kỷ
18 và những người săn bắt cá voi vốn xây dựng một trạm đánh bắt vào thế
kỷ 19 và hoạt động cho đến năm 1966. Loài động vật gặm nhấm này đã gây tác
động khủng khiếp đối các loài chim bản địa làm tổ trên nền đất trống hoặc
trong hang và chưa từng phải đối mặt với kẻ săn mồi trước đây. Trong nhiều thập
kỷ, chuột đã ăn quá nhiều trứng và chim non của nhiều loài chim sống biệt
lập trên những hòn đảo nhỏ ngoài khơi mà chuột không thể vươn tới.
Để xử lí vấn đề, SGHT và đối tác trụ sở
tại Mỹ có tên Những người bạn của đảo Nam Georgia (FOSGI) đã lập Dự án phục
hồi môi trường vào năm 2008. Vào thời điểm đó, các trạm săn cá voi đã bị bỏ rơi
và dỡ bỏ và cư dân tạm thời duy nhất là khoảng 20 nhà khoa học và các
du khách không thường xuyên từ tàu hộ vệ địa phương của Hải quân Hoàng gia, vì
vậy việc diệt trừ loài gặm nhấm cuối cùng đã trở nên khả thi.
Nhiệm vụ của dự án là diệt chuột trên diện
tích 1.087 km² - một khu vực lớn hơn gấp 8 lần so với bất kỳ nỗ lực diệt trừ
loài gặm nhấm nào trước đó, bao gồm một số vùng địa hình đồi núi nhiều nhất,
hiểm trở nhất có thể tưởng tượng được. Giai đoạn thí điểm thả mồi bắt đầu
vào năm 2011, tiếp theo là giai đoạn thứ 2 từ năm 2013 đến năm 2014 và giai
đoạn thứ 3 từ năm 2015 đến năm 2016. Trong khoảng thời gian đó, hơn 300 tấn
mồi nhử tẩm độc được rải bằng trực thăng và thủ công.
2 năm sau, một cuộc khảo sát chuyên sâu kéo dài 6
tháng trên hòn đảo được thực hiện bằng cách sử dụng cây chọc, đường hầm khảo
sát và 3 chú chó đánh hơi cùng với 2 người huấn luyện với quảng đường đi
bộ mỗi người lần lượt là 2.420 km và 1.608 km .
Theo SGHT, không có dấu hiệu của bất kỳ loài gặm
nhấm nào quay trở lại sau 2 năm kể từ khi thả mồi nhử và quần thể chim bản
địa đã phục hồi ở một số khu vực.
Giáo sư Mike Richardson, Chủ tịch Ban chỉ đạo
Dự án phục hồi môi trường sống của SGHT cho biết: “South Georgia Heritage
Trust vui mừng tuyên bố rằng Dự án Phục hồi môi trường sống của chúng tôi đã
hoàn tất và các loài gặm nhấm xâm lấn đã bị xóa sổ thành công khỏi hòn đảo.
Làm việc trong dự án bảo tồn thuộc dạng lớn nhất thế giới này là một đặc
ân và tôi vô cùng tự hào về những gì tổ chức từ thiện nhỏ này đã đạt được - đó
đã là một nỗ lực tập thể rất lớn”.
SGHT hiện đang tìm cách hỗ trợ chính quyền
Nam Georgia và quần đảo Nam Sandwich ngăn loài gặm nhấm này quay trở lại Nam
Georgia.
LH (New Atlas)