Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Cây trồng ở vùng đất khô cằn có thể học hỏi từ vi khuẩn cố định nitơ   18-07-2018
Nitơ là một chất dinh dưỡng rất quan trọng cho cây trồng và dù chất này trôi nổi rất nhiều trong không khí nhưng cây trồng chỉ có thể lấy nó từ đất, do đó cần phải có phân bón nhân tạo. Nhưng nay các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington ở St Louis vừa tạo ra được loài vi khuẩn có thể hút nitơ hiệu quả từ không khí và mục tiêu dài hạn là phát triển các loại cây trồng có thể làm được điều tương tự.


Các nhà nghiên cứu vừa sửa đổi vi khuẩn để hấp thu nitơ từ không khí với mục tiêu cuối cùng là phát triển các loại cây trồng có thể làm được việc đó (Ảnh: Smileus/Depositphotos)

Khoảng 78% bầu khí quyển của trái đất được tạo thành từ nitơ nhưng cây họ đậu là một trong số rất ít loài thực vật có khả năng khai thác nguồn tài nguyên phong phú đó. Phần lớn các loài thực vật dựa vào việc hấp thụ dưỡng chất qua rễ nhưng đất thường thiếu dinh dưỡng nên cần phải bổ sung phân bón cho cây trồng.

Phát triển các loại cây mà cơ bản có thể "tự bón phân" qua không khí có thể là một nguồn lợi ích rất lớn đối với nông nghiệp và môi trường. Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã tạo ra giống đậu tương chứa nhiều protein mang nitơ hơn, làm cho cây phát triển quá mức. Một kỹ thuật khác, truyền vi khuẩn cố định nitơ vào hạt giống, có thể được áp dụng cho gần như bất kỳ loại cây trồng nào.

Loài vi khuẩn tương tự là trọng tâm trong nghiên cứu mới. Các nhà nghiên cứu tiến hành tách các gen cố định nitơ trong khuẩn lam. Cụ thể, họ tập trung vào một loài gọi là Cyanothece vốn sử dụng nhịp sinh học để quang hợp vào ban ngày và cố định nitơ vào ban đêm.

Nhóm nghiên cứu đã xác định được gen chịu trách nhiệm cho đồng hồ sinh học đó và ghép chúng vào một loài khuẩn lam khác, Synechocystis, để xem liệu nó có thể thu được khả năng cố định nitơ hay không. Và như dự đoán, vi khuẩn này cố định được nitơ.

Sau khi loại bỏ ôxy vốn được tạo ra thông qua quá trình quang hợp và gây trở ngại cho quá trình cố định nitơ và bổ sung 35 gen mới, Synechocystis có thể cố định nitơ với tỉ lệ bằng khoảng 2% của Cyanothece. Dù không đáng kể lắm nhưng đó chỉ mới là sự khởi đầu. Nhưng vi khuẩn này đã cho thấy vượt trội hơn khi nhóm nghiên cứu loại bỏ một số gen được thêm vào: chỉ với 24 gen của Cyanothece, tỉ lệ cố định nitơ của Synechocystis đã tăng lên bằng hơn 30% của Cyanothece.

Nghiên cứu này là một bước tiến hướng tới mục tiêu cuối cùng của nhóm là tìm ra cách để biến đổi gen cây trồng để có khả năng cố định nitơ. Làm như vậy có thể tăng năng suất của cây trồng và giảm nhu cầu phân bón vốn có thể gây tổn hại môi trường trong sản xuất và gây nguy hiểm khi rò rỉ vào nguồn nước tự nhiên.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập