Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Nghiên cứu “phi thường” cuối cùng đã xếp tuần tự được bộ gen lúa mỳ sau 13 năm   20-08-2018
Sau một nỗ lực quốc tế rất lớn có sự tham gia của hơn 200 nhà khoa học trên khắp 20 quốc gia, toàn bộ bộ gen lúa mỳ cuối cùng đã được xếp tuần tự. Được mô tả là một “thử thách phi thường”, bộ gen lúa mỳ được biết là lớn gấp 5 lần so với bộ gen người và phức tạp hơn theo cấp số mũ. Thành tựu có tính bước ngoặt của con người này được hy vọng sẽ dẫn đến việc nhân giống và sản xuất lúa mỳ hiệu quả hơn.


Thành tựu lớn lao này có thể tăng tốc đưa nghiên cứu vào việc nhân giống lúa mỳ có sức sống bền bỉ hơn và năng suất cao hơn (Ảnh: jeka2009/Depositphotos)

Lúa mỳ được cho là một trong những cây lương thực cho con người quan trọng nhất trên thế giới hiện nay, đóng góp khoảng 20% ​​lượng calo chúng ta nạp vào và cung cấp lượng protein cho dân số thế giới nhiều hơn protein từ thịt. Hiểu về bộ gen của lúa mỳ có giá trị lớn lao trong việc chỉ dẫn chọn lọc giống tốt hơn, có thể tăng năng suất và giúp người trồng cây lương thực thích ứng với khí hậu đang biến đổi nhanh chóng.

Mặc dù việc biên soạn dữ liệu bộ gen thô lần đầu diễn ra cách đây thập kỷ trước nhưng quy mô và độ phức tạp của bộ gen lúa mỳ đã cho thấy là một thách thức trong việc lắp ráp chính xác dữ liệu đó vào các nhiễm sắc thể phù hợp. Kết quả cuối cùng đã phác thảo một chuỗi gồm 21 nhiễm sắc thể, bao gồm hơn 4 triệu dấu hiệu phân tử và hơn 100.000 gen có vị trí cụ thể.

“Kiến thức bộ gen của các loại cây trồng khác đã thúc đẩy tiến bộ trong việc lựa chọn và nhân giống các đặc tính quan trọng. Xử lí bộ gen lúa mỳ khổng lồ là một thách thức phi thường nhưng hoàn thành công trình này có nghĩa là chúng ta có thể xác định các gen kiểm soát các đặc tính quan tâm nhanh hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện và làm cho việc lai tạo các đặc tính như chống hạn hay chống sâu bệnh hiệu quả hơn. Trước đây, chúng ta đã có cái nhìn tổng quan và có thể xác định được các khu vực quan tâm, giờ đây chúng ta có thể phóng to từng chi tiết trên bản đồ” Cristobal Uauy, một nhà di truyền học thuộc Trung tâm John Innes cho biết.

Một ví dụ về kết quả từ bước đột phá ấn tượng này đã đến từ nghiên cứu do một nhóm nghiên cứu từ Đại học Murdoch của Úc dẫn đầu. Công trình này được tiến hành để sử dụng dữ liệu bộ gen lúa mỳ bằng cách kiểm tra các protein có liên quan đến bệnh celiac và các bệnh dị ứng lúa mỳ khác, sau đó lập bản đồ vị trí cụ thể của các protein đó trên hệ gen lúa mỳ.

“Hiểu biết về biến thể di truyền và sự ổn định môi trường của lúa mỳ sẽ giúp các nhà sản xuất thực phẩm phát triển các loại thực phẩm chứa chất gây dị ứng thấp mà có thể sử dụng như một sản phẩm thay thế an toàn cho việc hoàn toàn tránh xa lúa mỳ”, đồng dẫn đầu về nghiên cứu lúa mỳ dị ứng thấp Angéla Juhász cho biết.

Một mảng nghiên cứu khác đi kèm với tuần tự gen đã được vẽ chi tiết rõ ràng này là một tập hợp các chú thích được thiết kế để giúp nhắm vào các gen trực tiếp ảnh hưởng đến các đặc điểm cụ thể. Công trình này sẽ giúp đẩy nhanh các cải tiến về cây lúa mỳ dẫn đến một kho vũ khí sinh sản hiệu quả hơn để giúp nuôi sống dân số ngày càng tăng.

“Bộ gen này thực sự là một công cụ cho phép chúng ta giải quyết những thách thức xoay quanh an ninh lương thực và biến động môi trường. Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể thúc đẩy cải thiện lúa mỳ trong vài năm tới theo cùng một cách mà cây lúa gạo và cây ngô đã được điều chỉnh sau khi việc sắp xếp tuần tự gen của chúng đã được hoàn thành”, tác giả dẫn đầu của bài viết đi kèm nghiên cứu Ricardo Ramirez-Gonzalez cho biết.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập