Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Nghiên cứu của MIT nhận thấy năng lượng hạt nhân là không thể thiếu đối với một thương lai carbon thấp   07-09-2018
Theo một nghiên cứu mới của MIT, để đạt đến một tương lai phát thải carbon thấp với chi phí hợp lý và tác động xã hội tối thiểu đòi hỏi một hỗn hợp các nguồn năng lượng với điện hạt nhân đóng vai trò chủ yếu. Nghiên cứu “Tương lai của năng lượng hạt nhân trong một thế giới hạt bị kìm hãm bởi carbon” của Sáng kiến năng lượng MIT (MITEI) cho rằng cố gắng tạo ra một nền kinh tế carbon thấp căn bản mà không có các lò phản ứng hạt nhân sẽ tiêu tốn nhiều tiền của hơn gấp 2 đến 4 lần.


Một nghiên cứu mới công bố của MIT đã xem xét vai trò của năng lượng hạt nhân trong một nền kinh tế carbon thấp (Ảnh: Christine Daniloff/MIT)

Trong sứ mệnh tìm cách giảm phát thải carbon và chống biến đổi khí hậu, xu hướng trong 20 năm qua là tập trung vào thứ gọi là các nguồn năng lượng thay thế với sự chú trọng đặc biệt đối với năng lượng gió và mặt trời. Và trong khi các nguồn này có nhiều ưu điểm thì chúng cũng đối mặt với rất nhiều nhược điểm như thiếu độ tin cậy, diện tích đứng chân lớn, tác động tiêu cực đối với môi trường và chi phí vận hành cao cũng như lệ thuộc vào các nhà máy nhiên liệu hóa thạch thông thường để duy trì dịch vụ điện đáng tin cậy.

Phần lớn các vấn đề đó là chủ đề gây tranh cãi căng thẳng nhưng một vấn đề lớn là nếu thế giới đầu tư vào chính sách khử carbon hóa sâu đến năm 2050, thực tế có khả năng nó chỉ được thực hiện bằng một khoản chi phí khổng lồ hay giá cả của lượng điện ít hơn nhiều sẽ đắt đỏ hơn, giảm tiêu chuẩn sống ở cả các nước phát triển và đang phát triển và thậm chí thu hẹp nền kinh tế toàn cầu.

Để ngăn điều này xảy ra, nghiên cứu của MIT cho rằng điện hạt nhân với phát thải carbon bằng 0 của nó phải đóng một vai trò lớn hơn trong việc phát điện trên quy mô toàn cầu. Ngày nay, thị phần tổng thể của điện hạt nhân toàn cầu với vai trò là năng lượng cơ bản chỉ chiếm 5% với tỉ lệ tăng trưởng nhỏ ở Phương Tây và một số nước thực tế đã bỏ rơi công nghệ này.

Dựa trên một nghiên cứu về các dự án LWR trên khắp thế giới, báo cáo của MIT cho rằng trở ngại cơ bản đối với một chương trình xây dựng lò phản ứng quy mô lớn là chi phí – không chỉ sự thua thiệt ngắn hạn của hạt nhân do sự bùng nổ của khí thiên nhiên mà còn thông qua quy định của chính phủ, lo ngại về an toàn, thiên kiến chính trị và kém hiệu quả công nghiệp.

Để khắc phục điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng ngành công nghiệp hạt nhân cần tránh xa các dự án lò phản ứng chỉ triển khai một lần với mỗi nhà máy mới là một bài tập về tái phát minh chu kỳ plutoni và tập trung vào các thiết kế được chuẩn hóa và các thành phần được xây dựng bằng một lực lượng lao động có tay nghề, được đảm trách bởi các nhà thầu có kinh nghiệm trong một thiết chế sản xuất nhà máy hàng loạt như các lò phản ứng hạt nhân dạng module đã được đề xuất.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng khuyến nghị rằng các thiết kế lò phản ứng mới tân tiến nên sử dụng các hệ thống an toàn thụ động và các hệ thống nhiệt, hóa và lý ổn định cố hữu không đòi hỏi nguồn điện ngoài để vận hành. Lý tưởng là các hệ thống này sẽ tự động và tuân thủ các quy định quốc tế để giảm chi phí áp dụng và cải thiện niềm tin của nhà đầu tư.

Về mặt chính trị, các nhà nghiên cứu cho hay lò phản ứng hạt nhân cần một sân chơi công bằng với các phương tiện sản xuất năng lượng carbon thấp khác và rằng năng lượng hạt nhân không nên bị bác bỏ. Thay vào đó, các chính phủ nên cung cấp cho các nhà sản xuất năng lượng hạt nhân sự khuyến khích tài chính tương tự như với các dự án năng lượng gió và mặt trời để tạo ra một môi trường cạnh tranh.

Theo hướng đó, nghiên cứu cũng vạch ra nhu cầu chính phủ cần cho phép xây dựng nhiều nguyên mẫu lò phản ứng hơn và chia sẻ gánh nặng chi phí về quản lý và nghiên cứu - phát triển để khuyến khích cải tiến công nghệ hơn nữa.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập