Ảnh chụp CT của loài cá vây
tròn Atacama mới được phát hiện (Ảnh: Đại học Newcastle)
Cuộc
thám hiểm được thực hiện bằng cách sử dụng 2 hệ thống đáp được trang bị camera
HD và bẫy. Được xây dựng để chịu được áp lực ở độ sâu lên đến 11.000 mét, những
chiếc máy này chỉ đơn giản được thả xuống một bên mạn thuyền và để cho
chìm xuống đáy đại dương. Để thu lại chúng, các nhà khoa học sẽ gửi xuống một
tín hiệu âm thanh để thả một bộ tải trọng gắn kèm ra khỏi hệ thống đáp
và để cho hệ thống tự do nổi lên bề mặt.
Nhóm
các nhà khoa học quốc tế làm việc cho dự án đã thực hiện 27 lần khác nhau này
trên rãnh Atacama, bao gồm việc triển khai đến điểm sâu nhất, được gọi là
Richard's Deep, với độ sâu hơn 8.000 mét. Trong quá trình đó, họ đã thu
thập hơn 100 giờ video và 11.000 bức ảnh.
Hình
ảnh ghi được là những cảnh quay hiếm hoi của những con isopod chân dài –
loài động vật giáp xác kích cỡ bằng bàn tay con người bơi ngược và hiếm hấy
trong môi trường sống tự nhiên. Hiếm hơn nữa là cảnh quay về thứ mà các nhà
khoa học tin là 3 loài cá vây tròn mới mà giờ họ đặt tên là cá vây tròn
Atacama hồng, xanh dương và tím.
Các
cuộc thám hiểm nghiên cứu khác gần đây về vùng tự nhiên này cũng hé lộ các
dạng cá vây tròn mới, như loài cá vây tròn Mariana được tìm thấy ở rãnh
Mariana, vùng sâu nhất được biết đến của đại dương với độ sâu tối đa lên đến
11.000 mét. Một cuộc thám hiểm đã quay được cảnh những sinh vật này bơi
lội ở độ sâu kỷ lục 8,178 mét.
Loài
cá vây tròn được phát hiện ở rãnh Atacama không xuất sắc như thế nhưng
được ghi lại khi đang kiếm ăn và bơi lội ở độ khoảng 7.500 m bên dưới bề
mặt đại dương. Trong khi ý tưởng về động vật biển sâu có thể gợi lên hình ảnh
của những sinh vật ác mộng với hàm răng sắc nhọn và cái chết trong mắt của chúng
thì cá vây tròn là một loài nhỏ không có vảy khó phân loại. Tuy nhiên,
chúng dường như được tiến hóa hoàn hảo để sống ở độ sâu như vậy.
“Có
một điều gì đó về loài cá vây tròn cho phép chúng thích ứng với cuộc sống ở
rất sâu. Vượt qua tầm với của các loài cá khác, chúng không hề có
loài săn mồi và loài cạnh tranh. Như đoạn phim đã chỉ ra một cách rõ
ràng, có rất nhiều con mồi không xương sống ở đó và cá vây tròn là loài săn
mồi trên cùng, chúng dường như khá hoạt bát và trông có vẻ được ăn uống
đầy đủ”, thành viên của nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Thomas Linley từ Đại học
Newcastle cho biết.
Nhóm
nghiên cứu đã cố gắng bẫy một trong những cá vây tròn để phân tích sâu hơn
trên cạn mặc dù nó bị chết do nhiệt độ ấm hơn và áp suất thấp hơn trước khi nó
lên đến bề mặt.
Linley cho biết: “Cấu trúc dạng keo của chúng có nghĩa là chúng thích nghi hoàn
toàn với việc sống ở áp suất cực đoan và thực tế những cấu trúc cứng nhất trong
cơ thể chúng là xương ở tai trong giúp chúng giữ thăng bằng và răng của chúng.
Nếu không có áp lực cực đoan và nhiệt độ lạnh để hỗ trợ cơ thể, chúng cực kỳ
yếu ớt và nhanh chóng bị tan chảy khi được đưa lên bề mặt”. Xem video tại
đây.
LH
(Đại học Newcastle)