Các nhà khảo cổ học vừa tìm
thấy bằng chứng về việc ủ bia có niên đại cách đây khoảng 13.000 năm –
khiến nó trở thành bằng chứng cổ xưa nhất về cồn nhân tạo (Ảnh:
belchonock/Depositphotos)
Bằng
chứng mới đã được phát hiện trong Hang Raqefet ở Israel, nơi từng là một địa
điểm chôn cất của người Natufia, những người săn bắt hái lượm định cư ở vùng
Levant thuộc Đông Địa Trung Hải cách đây khoảng 15.000 đến 10.000 năm. Trên
các cối đá được tìm thấy trong hang, các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford
phát hiện ra các dấu vết của tinh bột và các hạt thực vật có tên là phytolith,
chỉ ra rằng các hạt này đã được nghiền nát và chế biến theo cách gợi ý liên
quan đến việc làm bia. Phát hiện thực sự gây ngạc nhiên cho nhóm nghiên
cứu.
“Chúng tôi không có chủ đích tìm cồn trong các cối đá này mà chỉ muốn
điều tra xem loại lương thực nào mà người ta có thể đã tiêu thụ vì rất ít dữ
liệu trong hồ sơ khảo cổ học này”, nhà nghiên cứu dẫn đầu Li Liu cho biết.
Theo
nhóm, dấu vết của bia có vẻ có độ tuổi 11.700 đến 13.700 năm, khiến chúng
trở thành bằng chứng cổ xưa nhất được biết đến về cồn nhân tạo trên thế giới.
Dựa
trên các dấu vết tìm thấy trên các đồ tạo tác cũng như sự hiểu biết về sản xuất
bia cổ đại ở các khu vực khác, các nhà nghiên cứu đã phác thảo một quy
trình mà họ tin rằng người Natufian đã sử dụng. Đầu tiên, lúa mỳ hoặc lúa mạch
được tạo thành mạch nha bằng cách ngâm ngũ cốc trong nước cho đến khi chúng
bắt đầu nảy mầm, sau đó chúng sẽ được sấy khô và bảo quản. Tiếp sau, mạch nha
sẽ được nghiền nhỏ, đun nóng và cuối cùng để cho lên men với nấm men tự nhiên.
Kết
quả cuối cùng sẽ không giống như bia ngày nay. Theo nhóm nghiên cứu, bia sẽ đặc
hơn, gần giống như cháo hoặc một loại bột nhão loãng.
Để
củng cố cho những tuyên bố đó, nhóm nghiên cứu Stanford đã tái tạo lại công
thức cổ xưa và thấy rằng các dấu vết còn lại trên dụng cụ của họ rất khớp
với những dấu vết được tìm thấy trên các đồ tạo tác. Đây không phải là lần đầu
tiên nhóm nghiên cứu ủ loại bia cổ điển này - năm ngoái một số nhà nghiên cứu
đã chế tạo loại đồ uống hỗn hợp dựa trên công thức 5.000 năm tuổi của người
Trung Quốc, với kết quả gây bất ngờ.
Phát
hiện này có ý nghĩa quan trọng hơn chỉ là truy tìm lịch sử của truyền thống
uống một ly bia thư giãn sau một ngày làm việc vất vả. Các nhà nghiên cứu cho
rằng loại bia này có khả năng là một phần của một bữa tiệc nghi lễ - có thể
là bữa tiệc tưởng nhớ người đã khuất vì nó được tìm thấy trong một nghĩa
trang.
Liu
cho biết: “Khám phá này chỉ ra rằng việc sản xuất rượu không nhất thiết là kết
quả của việc sản xuất thặng dư nông nghiệp mà nó được phát triển cho mục đích
nghi lễ và nhu cầu tâm linh, ít nhất là ở một mức độ nào đó trước khi nông
nghiệp xuất hiện”.
Trong
thực tế, không chỉ việc bia có vẻ xuất hiện trước ngành nông nghiệp mà
nó có thể là động lực cho các nền văn minh đầu tiên ổn định ngay từ đầu. Mẫu
bánh mỳ lâu đời nhất được biết đến, có độ tuổi hơn 14.000 năm, gần đây đã
xuất hiện ở một khu vực của người Natri ở Jordan và cả hai thứ này có thể đã
truyền cảm hứng cho dân chúng bắt đầu trồng ngũ cốc.
LH
(New Atlas)