Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Bộ dụng cụ smartphone 100 đô có thể xác định mầm bệnh trong vòng chưa tới 1 giờ   27-09-2018
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát triển được một ứng dụng smartphone có thể xác định các loại vi khuẩn trong một giờ, rút ngắn từ khoảng thời gian điển hình 18 đến 28 giờ. Thời gian phát hiện giảm có nghĩa rằng chẩn đoán, điều trị và phục hồi sẽ nhanh hơn cho bệnh nhân cũng như giảm chi phí.


Ứng dụng có tên Bacticount được cung cấp miễn phí từ kho ứng dụng Google Play (Anh: Peter Allen và Brian Long)

Phương pháp này dựa vào camera của smartphone cùng với một bộ dụng cụ chẩn đoán được gọi là smaRT-LAMP gồm “một đĩa hâm, đèn LED, máy ly tâm mini lực nhẹ và một hộp các tông” có thể sử dụng để phân tích nước tiểu, phân hoặc máu của bệnh nhân. Ngoài chiếc điện thoại thông minh, bộ dụng cụ có vẻ được chế tạo với giá dưới 100 đô la.

Quá trình này liên quan đến việc phá vỡ mẫu của bệnh nhân bằng cách sử dụng natri hydroxit, chất tẩy rửa và nhiệt. Lysate thu được được kết hợp với một hỗn hợp phản ứng được gọi LAMP vốn phát sáng huỳnh quang trong trường hợp kết quả dương tính. LAMP là viết tắt của khuếch đại đẳng nhiệt vòng lặp trung gian - một phương pháp khuếch đại ADN rẻ tiền mới nổi và mạnh mẽ, làm tăng số lượng bản sao của các đoạn DNA đích có trong mẫu.

“Chúng tôi tin rằng thử nghiệm trong phòng lab này có tiềm năng thú vị để mang hệ chẩn đoán tân tiến tới tầm tay của những người dùng không chuyên”, nhà nghiên cứu dẫn đầu Giáo sư Michael Mahan từ Đại học California, Santa Barbara (UCSB) của Mỹ giải thích trong thông cáo báo chí. Nhóm nghiên cứu hy vọng bộ dụng cụ nhỏ gọn này có thể sử dụng để chẩn đoán nhanh chóng bởi những người không chuyên ở vùng sâu vùng xa trên thế giới.

Michael Mahan dẫn đầu dự án cùng với Giáo sư Tom Soh từ Đại học Stanford. Họ được hỗ trợ bởi bác sĩ Lyn Fitzgibbons và Jeffrey Fried của bệnh viện Santa Barbara Cottage cũng như các nhà khoa học khác từ bệnh viện và UCSB.

Trong thử nghiệm, ứng dụng hoạt động tốt trong việc chẩn đoán một trong những loại nhiễm trùng phổ biến nhất: lây nhiễm đường tiết niệu. Theo nghiên cứu, hiệu năng của bộ dụng cụ có thể tương đương với các phương pháp chẩn đoán lâm sàng truyền thống và không dễ dẫn tới kết quả dương tính giả.

“Nhiễm trùng đường tiết niệu đặc biệt nguy hại cho phụ nữ mang thai và có thể gây sẩy thai. Vì vậy, cần một xét nghiệm nhanh chóng chi phí thấp tại chỗ - đặc biệt là trong tình huống tài nguyên hạn chế”, Fitzgibbons giải thích trong thông cáo báo chí. Nghiên cứu cho rằng công nghệ này có thể sử dụng để theo dõi phụ nữ mang thai đang được điều trị để ngăn ngừa viêm bàng quang cấp tính, viêm bể thận và sẩy thai. Fitzgibbons chuyên về điều trị các bệnh truyền nhiễm.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết hệ thống này có thể được sử dụng để phát hiện một số tác nhân gây bệnh và do đó chẩn đoán được các dạng nhiễm khuẩn khác. Họ cho rằng ứng dụng có thể chẩn đoán giai đoạn đầu hiệu quả, cho phép điều trị nhanh chóng để giảm nguy cơ nhiễm các mầm bệnh như MRSA mới nổi vốn có khả năng kháng thuốc điều trị.

Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện tim, phổi và máu quốc gia của Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ, BioHub Chan-Zuckerberg và Quỹ Bill & Melinda Gates. Ứng dụng có tên Bacticount này được phát triển cho các thiết bị Android và hiện được cung cấp miễn phí trên kho ứng dụng Google Play.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập