Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Chế tạo cảm biến chạy bằng đường để phát hiện và ngăn chặn bệnh tật   02-10-2018
Tế bào chạy bằng đường glucose từ các chất dịch trong cơ thể


Các nghiên cứu gia đến từ Trường Đại học Bang Washington (WSU) đã chế tạo một cảm biến chạy bằng nhiên liệu sinh học và có thể cấy vào cơ thể. Cảm biến này chạy bằng đường và có thể theo dõi các tín hiểu sinh học của cơ thể để phát hiện, ngăn chặn và chẩn đoán bệnh tật.

Một nhóm nghiên cứu liên ngành do giáo sư phụ tá Subhanshu Gupta đến từ WSU đã chế tạo một cảm biến khác thường có thể chạy bằng nhiên liệu sinh học thu được ở đường glucose từ các chất dịch trong cơ thể.

Nhóm nghiên cứu đã chứng minh một cách kết hợp độc nhất giữa tế bào nhiên liệu sinh học với điện tử học để xử lý các tín hiệu sinh lý và hóa sinh với độ nhạy cao.

Công trình nghiên cứu của họ gần đây được đăng trên tạp chí IEEE Transactions of Circuits and Systems.

Giáo sư Su Ha và Alla Kostyukova chỉ đạo việc thiết kế tế bào nhiên liệu sinh học này.

Nhiều cảm biến nổi tiếng về phát hiện bệnh tật đều là những chiếc đồng hồ cần được sạc điện, hoặc những miếng dán gắn vào da. Cảm biến do nhóm nghiên cứu đến từ WSU chế tạo còn có thể không cần thử máu để kiểm tra một số bệnh, như bệnh tiểu đường chẳng hạn.

“Cơ thể người mang nhiều nhiên liệu trong các chất dịch cơ thể thông qua đường glucose hoặc lactate trên da và miệng”, Gupta cho biết. “Việc sử dụng một tế bào nhiên liệu sinh học mở cửa cho việc sử dụng cơ thể làm nhiên liệu tiềm năng”.

Điện tử học trong cảm biến này sử dụng thiết kế và cách chế tạo tân tiến để tiêu thụ chỉ một vài microwatt điện trong khi vẫn có độ nhạy cao. Kết hợp những điện tử này với tế bào nhiên liệu sinh học làm cho cảm biến này hiệu quả hơn các thiết bị chạy bằng pin truyền thống, Gupta cho biết. Bởi vì cảm biến này chạy bằng đường glucose trong cơ thể nên điện tử của cảm biến này có thể có thể được cung cấp vô hạn định. Vì thế, chẳng hạn, cảm biến này có thể chạy bằng đường được tạo ra dưới da.

Không giống các loại pin lithi-ion thường được sử dụng, tế bào nhiên liệu sinh học này còn hoàn toàn không độc hại, làm cho tế bào này có triển vọng hơn trong việc làm mô cấy cho người. Tế bào này còn bền và nhạy hơn các tế bào nhiên liệu sinh học truyền thống.

Các nghiên cứu gia cho biết rằng cảm biến của họ có thể được sản xuất với giá rẻ nhờ sản xuất đại trà.

Mặc dù các cảm biến này đã được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nghiên cứu gia vẫn hy vọng kiểm tra và chứng minh những cảm biến này ở mao mạch máu. Các nghiên cứu gia cũng đang nghiên cứu để cải thiện và tăng thêm công suất đầu ra của tế bào nhiên liệu sinh học này.

AT (Science Daily)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập