Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Vorombe titan: Tên loài chim lớn nhất thế giới   03-10-2018
Sau nhiều thập kỷ có nhiều công bố và bằng chứng mâu thuẫn, một nhóm nghiên cứu gia đến từ Viện Động vật học thuộc Hiệp hội Động vật học của Luân Đôn cuối cùng đã đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh luận về loài chim lớn nhất thế giới.


Chim voi là thành viên của họ Aepyornithidae đã tuyệt chủng, có hai loại đã được các khoa học gia công nhận trước đây - AepyornisMullerornis.

Những con chim khổng lồ không biết bay này là một trong những động vật quý hiếm, như đà điểu Châu Phi, đà điểu Mỹ, đà điểu sa mạc Úc, đà điểu đầu mèo Úc và chim kiwi.

Chúng sống ở đảo Madagascar vào cuối Kỷ Đệ Tứ và bị tuyệt chủng khoảng từ thế kỷ 13-17.

Loài chim voi đầu tiên được mô tả, Aepyornis maximus, thường được xem là loài chim lớn nhất thế giới.

Vào năm 1894, khoa học gia người Anh, C. W. Andrews, đã mô tả một loài lớn hơn, Aepyornis titan.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới do James Hansford dẫn đầu này cho biết rằng Aepyornis titan mới đích thực là một loài khác biệt.

Aepyornis titan giờ lấy tên là Vorombe titan (nghĩa là ‘loài chim lớn’ theo tiếng của người Madagascar và Hy Lạp). Loài này nặng 800 kg và phát triển chiều cao đến 3 mét.

Hansford cho biết: “Chim voi là loài chim lớn nhất trong hệ động vật của đảo Madagascar và người ta cho rằng đây là một trong những loài quan trọng nhất trong lịch sử tiến hóa của hòn đảo này – thậm chí còn hơn cả loài vượn cáo”, Hansford cho biết.

“Điều này là vì những con vật thân hình lớn có ảnh hưởng to lớn đến hệ sinh thái nơi chúng sống qua việc điều khiển hệ thực vật bằng cách ăn cây cối, lan truyền sinh khối và phân tán các loại hạt qua phân của chúng”.

“Ngày nay đảo Madagascar vẫn đang chịu những ảnh hưởng từ sự tuyệt chủng của những loài chim này”.

Trong nghiên cứu này, Hansford và cộng sự của mình, giáo sư Samuel Turvey, đã phân tích hàng trăm xương chim voi từ các viện bảo tàng trên khắp thế giới để khám phá ra loài chim lớn nhất thế giới.

“Không hiểu chính xác về sự đa dạng loài trước đây, chúng ta không thể hiểu đúng về sự tiến hóa hoặc hệ sinh thái ở những hòn đảo độc nhất vô nhị như đảo Madagascar hoặc không thể xây dựng lại y chang những gì đã bị mất kể từ khi con người xuất hiện ở những hòn đảo này”, giáo sư Turvey cho biết.

“Việc biết được lịch sử của sự mất đa dạng sinh học là điều cần thiết để quyết định cách thức bảo tồn những loài bị đe dọa tuyệt chủng ngày nay”.

Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Royal Society Open Science.

AT (Sci-News)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập