Các chất tạo ngọt nhân tạo là
một loại chất thay thế đường quan trọng, được gọi là chất tạo ngọt mật độ cao.
Những chất này đem lại vị ngọt
hơn đường và còn làm tăng mùi vị thức ăn, trong khi lại góp phần rất nhỏ vào
lượng năng lượng tiêu thụ.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm (FDA) đã cho phép sử dụng 6 chất tạo ngọt nhân tạo trong thức ăn và đồ
uống, gồm aspartame, sucralose, saccharin, advantame, neotame và acesulfame
potassium-k (ace-k). Luật pháp mới ban hành gần đây của Liên minh Châu Âu cũng
chấp thuận những loại đường nhân tạo này.
“Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi có thể giúp hiểu được độc tính tương đối của các chất tạo ngọt nhân tạo và
các ảnh hưởng tiêu cực có thể có đối với cộng đồng vi khuẩn đường ruột cũng như
đối với môi trường”, giáo sư Ariel Kushmaro đến từ Trường Đại học Ben-Gurion cho
biết.
Trong nghiên cứu này, độc tính
tương đối của 6 chất tạo ngọt nhân tạo được FDA phê chuẩn và 10 dược phẩm thể
thao có chứa những chất tạo ngọt này đã được kiểm tra bằng cách sử dụng vi khuẩn
phát quang sinh học biến đổi gene từ khuẩn E. coli.
“Chúng tôi đã biến đổi khuẩn E.
coli phát quang sinh học, loại khuẩn này phát quang khi chúng phát hiện chất độc”,
giáo sư Kushmaro giải thích.
Các tác dụng gây độc được tìm
thấy khi vi khuẩn này tiếp xúc với những nồng độ nào đó của các chất tạo ngọt
nhân tạo.
“Trong cuộc thử nghiệm hoạt động
phát quang sinh học, người ta quan sát thấy hai kiểu phản ứng độc tính là gây ra
hoặc ngăn chặn tín hiệu phát quang sinh học”, các nghiên cứu gia cho biết.
“Người ta quan sát thấy một kiểu
phản ứng ngăn chặn trong phản ứng của đường nhân tạo cucralose ở tất cả các dòng
vi khuẩn được thử nghiệm. Kiểu phản ứng này cũng được nhìn thấy ở neotame. Trái
lại, kiểu phản ứng gây ra tín hiệu phát quang sinh học có thể được nhìn thấy
trong phản ứng của saccharin, aspartame và ace-k.
Giáo sư Kushmaro cho biết: “Đây
là bằng chứng thêm cho thấy rằng tiêu thụ các loại đường nhân tạo ảnh hưởng có
hại cho hoạt động của vi khuẩn đường ruột, điều này có thể gây ra rất nhiều vấn
đề sức khỏe”.
Các kết quả nghiên cứu được đăng
trên tạp chí Molecules.
AT (Sci-News)