Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Chuột con mạnh khỏe lần đầu tiên được sinh ra từ bố mẹ đồng tính   18-10-2018
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những rào cản về sinh sản đồng tính ở người về mặt kỹ thuật có thể khắc phục được – nhưng hiện tại thì chưa.


Những con chuột khỏe mạnh có hai mẹ lần đầu tiên chào đời trong một nghiên cứu gần đây.

Theo nhóm nghiên cứu người Trung Quốc, những con chuột có hai bố cũng được sinh ra đời, nhưng chỉ sống được vài ngày. Không có viễn cảnh sắp đến về những kỹ thuật này được sử dụng lâm sàng ở người, nhưng các kết quả nghiên cứu này chứng minh rằng những rào cản sinh học đối với sinh sản đồng tính về mặt kỹ thuật có thể khắc phục được.

Các khoa học gia trước đây đã tìm cách tạo ra những con chuột con có bố mẹ đồng tính, nhưng chuột con sinh ra bị khuyết tật nặng và các phương pháp sử dụng thường đòi hỏi những chuỗi xoắn về các thao tác gene, đôi lúc dính líu đến một vài thế hệ chuột.

Công trình nghiên cứu này khám phá một vấn đề lâu đời trong sinh học: đó là tại sao ở động vật có vú, cả bố và mẹ cần có những đóng góp di truyền ngang nhau. Ở đâu đó trong thế giới động vật - ở cá mập đầu búa và rồng komodo chẳng hạn – con bố không cần đóng góp di truyền.

Một rào cản chính ở động vật có vú là hiện tượng “in dấu”. Trong bộ gene, phần đóng góp di truyền từ bố và mẹ bị lẫn lộn với nhau nhưng những gene này mang một thẻ hóa chất, dán nhãn gene có nguồn gốc ban đầu từ bố hay mẹ.

Không có kiểu in dấu đúng từ bố và mẹ thì không thể tạo ra phôi có thể sống được.

Nghiên cứu mới này chứng minh cách vượt qua rào cản này. Đối với những con chuột có hai mẹ, các khoa học gia bắt đầu bằng các tế bào phôi gốc từ một con chuột cái. Bằng cách sử dụng công cụ chỉnh sửa gen Crispr-Cas9, họ có thể loại bỏ in dấu di truyền của mẹ từ ba khu vực DNA chủ chốt bằng cách cắt một ký tự của mã di truyền gắn thẻ hóa chất. Điều này làm cho vật liệu di truyền xuất hiện nhiều “đực” hơn một cách hiệu quả.

Khi những tế bào gốc biến đổi này được tiêm vào trứng chưa thụ tinh của một con chuột cái thứ hai, vật liệu di truyền từ hai con chuột cái được kết hợp để tạo nên một phôi.

Chúng đã sinh ra 29 con chuột còn sống từ 210 phôi. Những con chuột này bình thường, sống đến lớn và mỗi con đều có con riêng.

Một thí nghiệm tương tự được thực hiện bằng cách sử dụng tinh trùng và tế bào gốc biến đổi di truyền từ một con chuột đực, tinh trùng này sau đó được tiêm vào trứng đã được cắt bỏ vật liệu di truyền. Các phôi này được đưa vào những con chuột mẹ thay thế nhưng những con chuột con sau khi sinh chỉ sống được 48 tiếng.

Có bằng chứng cho rằng sự in dấu di truyền đóng vai trò tương tự trong quá trình sinh sản của con người mặc dù liên quan đến một số gene khác nhau. Tuy nhiên, không có viễn cảnh nào về chiến lược này được áp dụng trong lâm sàng bởi vì sẽ có nhiều quan ngại lớn về tác dụng phụ của việc biến đổi những gene được cho là quan trọng đối với sự phát triển cơ bản.

“Không thể nghĩ đến việc sinh ra một đứa trẻ theo cách này”, nghiên cứu gia chính Christophe Galichet cho biết. “Tuy nhiên, các tác giả cũng đã tiến một bước cực kỳ quan trọng trong việc hiểu được lý do vì sao động vật có vú chỉ có thể sinh sản bằng đường tình dục”.

AT (The Guardian)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập