Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
11 sự thật thú vị về thiên hà Milky Way của chúng ta   23-10-2018
Thiên hà Milky Way của chúng ta Bạn biết được bao nhiêu về thành phố mình đang ở? Chắc chắn là bạn có những nhà hàng yêu thích và cách tốt nhất để tránh kẹt xe trong giờ cao điểm nhưng bạn không thể biết chi tiết từng ngỏ ngách trong thành phố. Điều này cũng tương tự với thiên hà bạn đang sống vậy, đó là thiên hà Milky Way. Quê hương trên trời của chúng ta là một nơi đầy ắp những ngôi sao, sao băng, tinh vân, năng lượng và vật chất tối, nhưng nhiều khía cạnh ở nơi này vẫn còn là ẩn số, thậm chí đối với các nhà khoa học. Đối với những ai đang tìm cách hiểu rõ hơn về nơi này thì đây sẽ là 11 sự thật giúp sáng tỏ về thiên hà Milky Way này.


Tên của thiên hà Milky Way rất xưa cổ

Trước khi có đèn điện, mọi người trên Trái Đất có được tầm nhìn thoáng đãng bầu trời về đêm. Không thể bỏ lỡ dải sao trắng đục khổng lổ băng qua bầu trời. Các dân tộc cổ xưa đặt nhiều cái tên khác nhau cho cấu trúc giống mây của thiên hà chúng ta, nhưng các phiên bản hiện đại của chúng ta có nguồn gốc từ người Hy Lạp. Người Hy Lạp có truyền thuyết về thần Ec-cun, lúc nhỏ được mang đến cho nữ thần Hera, người này đã cho Ec-cun bú trong lúc bà đang ngủ. Khi bà thức dậy và kéo bầu sữa ra, sữa của bà đã chảy khắp cả khoảng trời. Theo thời gian, nguồn gốc cái tên bằng tiếng Hy Lạp bị mất đi, giáo sư Matthew Stanley đến từ Trường Đại học New York cho biết. Đó là một trong những thuật ngữ quá xưa cũ đến nỗi ngày nay nguồn gốc của cái tên này thường bị quên lãng”.

Chúng ta không chắc có chính xác bao nhiêu ngôi sao trong thiên hà Milky Way

Đếm sao là một việc chán ngắt. Ngay cả các nhà thiên văn học cũng tranh cãi về cách tốt nhất để đếm sao. Kính viễn vọng của họ chỉ có thể nhìn thấy những ngôi sao sáng nhất trong thiên hà của chúng ta, và nhiều ngôi sao bị khí và bụi mờ che khuất. Một kỹ thuật ước tính số lượng ngôi sao trong thiên hà của chúng ta là quan sát tốc độ quay của các ngôi sao trong thiên hà này, điều này cho biết chỉ số lực hấp dẫn, và vì thế cho biết khối lượng của thiên hà chúng ta. Chia khối lượng thiên hà cho kích thước trung bình của một ngôi sao, bạn sẽ có đáp án. Nhưng theo nhà thiên văn David Kornreich đến từ Trường Đại học Ithaca ở New York, tất cả những con số này chỉ số sấp xỉ. Các ngôi sao rất khác nhau về kích thước, và thiên hà của chúng ta có rất nhiều ngôi sao đang trú ngụ. Vệ tinh Gaia của Cơ quan Không gian Châu Âu đã vẽ bản đồ vị trí của 1 tỷ ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, và các khoa học gia của cơ quan này cho rằng con số này đại diện cho 1% trong tổng số, vì thế có lẽ thiên hà Milky Way chứa khoảng 100 tỷ ngôi sao.

Không ai biết thiên hà Milk Way nặng bao nhiêu

Các nhà thiên văn vẫn chưa chắc chắn thiên hà của chúng ta chính xác nặng bao nhiêu, ước tính từ 700 tỷ đến 2 ngàn tỷ lần khối lượng của mặt trời. Để nắm rõ điều này không phải là chuyện dễ dàng. Hầu hết khối lượng của thiên hà Milky Way – có lẽ 85% - ở dạng vật chất tối, vật chất này không phát ra ánh sáng và vì thế không thể quan sát trực tiếp, theo nhà thiên văn Ekta Patel đến từ Trường Đại học Arizona ở Tucson cho biết.

Milky Way có lẽ ở một nơi rộng lớn và trống rỗng trong vũ trụ

Một vài nghiên cứu đã cho thấy rằng Milky Way và những thiên hà lân cận đang tồn tại ở những vùng hoang vu trong vũ trụ. Từ xa, cấu trúc của vũ trụ trên quy mô lớn trông giống như một mạng lưới vũ trụ khổng lồ, có những sợi dây tơ nối các vùng dày đặc được phân tách bằng những khoảng không khổng lồ hầu như trống rỗng.  Năm ngoái, một nhóm riêng rẽ đã nghiên cứu sự chuyển động của các thiên hà trong mạng lưới vũ trụ này để thêm khẳng định rằng chúng ta đang lơ lửng ở một trong những khoảng trời to lớn và trống rỗng.

Các nhà thiên văn đang ra sức chụp ảnh hố đen khổng lồ ở tâm thiên hà Milky Way

Ẩn mình ở tâm thiên hà của chúng ta là một ‘con quái vật đói khát’, đây là một hố đen khổng lồ có trọng lượng gấp 4 triệu lần mặt trời. Các khoa học gia biết hố đen nằm ở đó vì họ có thể lần theo quỹ đạo của các vì sao ở tâm của thiên hà Milky Way và thấy rằng dường như những ngôi sao này quay quanh một vật thể siêu khổng lồ không thể nhìn thấy được. Nhưng trong những năm trở lại đây, các nhà thiên văn đã kết hợp quan sát từ nhiều kính viễn vọng vô tuyến để ra sức nhìn lướt qua môi trường xung quanh hố đen này. Dự án ‘Kính thiên văn Chân trời Sự kiện’ dự kiến sẽ chụp được những hình ảnh sơ bộ ở cạnh rìa của hố đen vào những tháng sắp tới.

Các thiên hà nhỏ xoay quanh thiên hà Milky Way và đôi khi đâm sầm vào Milky Way

Vào thế kỷ 16, khi nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan lái thuyền qua Bán cầu Bắc, ông và toàn bộ thủy thủ trên tàu là những người Âu Châu đầu tiên báo cáo về những chòm sao tròn trên bầu trời đêm. Những chòm sao này thực ra là những thiên hà nhỏ quay quanh thiên hà Milky Way của chúng ta giống như các hành tinh xung quanh một vì sao, và những chòm sao này được đặt tên là Đám mây Magellanic Lớn và Nhỏ. Có nhiều thiên hà lùn như thế quay quanh thiên hà của chúng ta – và đôi khi bị thiên hà Milky Way khổng lồ của chúng ta ăn mòn. Đầu năm nay, các nhà thiên văn đã sử dụng những dữ liệu mới từ vệ tinh Gaia, vệ tinh này cho thấy hàng triệu ngôi sao trong thiên hà chúng ta đang di chuyển theo những quỹ đạo ‘như cây kim’, nhỏ hẹp như nhau. Điều đó cho thấy rằng tất cả những ngôi sao này có nguồn gốc ban đầu từ một thiên hà lùn.

Thiên hà Milky Way tràn ngập những dầu mỡ độc hại

Xoáy vào khoảng không hầu như trống rỗng giữa các vì sao trong thiên hà của chúng ta là một đống dầu mỡ dơ bẩn. Các phân tử hữu cơ chứa dầu này được gọi là các hợp chất cacbon béo được tạo ra ở một số ngôi sao nào đó và sau đó bị rò rỉ ra khoảng không giữa các vì sao. Một nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng những hợp chất giống dầu mỡ này có thể chiếm từ ¼ cho đến ½ cacbon giữa các vì sao của thiên hà Milky Way – gấp 5 lần so với suy đoán trước đây. Mặc dù lạ nhưng những kết quả nghiên cứu này là lý do để lạc quan. Bởi vì cacbon là khối xây dựng thiết yếu của các vật thể sống nên việc thấy được sự dồi dào của cacbon trong thiên hà này có thể cho thấy rằng các hệ sao khác cũng có sự sống.

Thiên hà Milky Way sẽ va chạm với thiên hà lân cận trong 4 tỷ năm nữa

Thật buồn khi nói ra điều này nhưng thiên hà của chúng ta sẽ không ở đây mãi. Các nhà thiên văn biết rằng chúng ta hiện đang tăng tốc đến một thiên hà lân cận, đó là thiên hà Andromeda, ở tốc độ khoảng 250.000 mph (400.000 km/h). Khi xảy ra va chạm vào khoảng 4 tỷ năm nữa, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy rằng thiên hà Andromeda to lớn hơn sẽ nuốt chửng thiên hà của chúng ta và sống sót. Nhưng trong một nghiên cứu gần đây, các nhà thiên văn đã cân đo lại thiên hà Andromeda và nhận thấy rằng thiên hà này tương đương khoảng 800 tỷ lần mặt trời, hoặc khoảng ngang bằng với khối lượng của Milky Way. Điều đó có nghĩa là vẫn chưa biết chính xác thiên hà nào sẽ ít bị tổn thất hơn trong vụ va chạm thiên hà trong tương lai.

Các vì sao lân cận thiên hà chúng ta đang chạy đua đến thiên hà Milky Way

Các nghiên cứu gia gần đây đang tìm kiếm các vì sao tốc lực quay với tốc độ khó hiểu sau khi tương tác với hố đen vũ trụ khổng lồ ở tâm. Những điều họ phát hiện thậm chí còn lạ hơn – không phải bay ra xa thiên hà của chúng ta mà hầu hết những ngôi sao này đều đang tăng tốc hướng về chúng ta. “Đây có thể là những ngôi sao từ một thiên hà khác, bay vụt qua thiên hà Milky Way”, nhà thiên văn Tommaso Marchetti đến từ Trường Đại học Leiden ở Vương quốc Hà Lan cho biết. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã cho thấy rằng những vì sao kỳ quặc này có thể có nguồn gốc ở Đám mây Magellanic lớn hoặc một thiên hà nào khác ở cách xa.

Có những bong bóng bí ẩn xuất phát từ thiên hà Milky Way

Hãy tưởng tượng việc phát hiện phòng khách mà bạn đã nhìn thấy hàng triệu lần trước đây có một con voi mà trước giờ không hề để ý thấy. Đó là điều ít nhiều đã xảy ra với các nhà khoa học vào năm 2010 khi họ phát hiện những cấu trúc khổng lồ xưa nay chưa từng thấy chạy dài 25.000 năm ánh sáng phía trên và dưới thiên hà này. Được đặt trên là ‘bong bóng Fermi’ sau khi kính viễn vọng Fermi tìm thấy những bong bóng này, những vật thể phát ra tia gamma này đã bác bỏ những giải thích của các nhà thiên văn xưa nay. Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu gia đã thu thập bằng chứng cho thấy rằng những bong bóng này là hậu quả của một sự kiện xảy ra cách đây khoảng 6-9 triệu năm, khi ấy hố đen vũ trụ siêu khổng lồ ở tâm thiên hà đã nuốt chửng một chùm khí và bụi khổng lồ và nhả ra những đám mây phát sáng vô cùng to lớn.

Thiên hà của chúng ta đang bị tấn công dồn dập bằng những xung điện từ phía bên kia của vũ trụ

Trong thập kỷ qua, các nhà thiên văn tiếp tục phát hiện những tia sáng kỳ lạ chiếu vào họ từ bên kia vũ trụ, đây được gọi là những bùng nổ sóng vô tuyến nhanh (FRB). Không có lời giải thích nào được tán thành về những tín hiệu bí ẩn này. Mặc dù biết về những cuộc bùng nổ này hơn 10 năm nhưng đến gần đây các nghiên cứu gia mới chỉ chụp được khoảng chừng 30 mẫu về những cuộc bùng nổ này. Nhưng trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Úc đã tìm cách tìm ra thêm 20 FRB. Mặc dù họ vẫn chưa biết được nguồn gốc của những tia sáng kỳ lạ này nhưng nhóm nghiên cứu có thể xác định được ánh sáng này đã di chuyển qua vài tỷ năm ánh sáng.

AT (Live Science)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập