Cá hồi nuôi có hàm lượng
omega-3 hơn trước đây do giảm sử dụng dầu cá trong thức ăn của cá (Ảnh:
alexraths/Depositphotos)
Trong
số nhiều chất khác, các loại omega-3 như EPA và DHA được biết là giảm
nguy cơ bị bệnh tim, tăng cường sự phát triển thần kinh của trẻ sơ sinh,
giảm nhẹ trầm cảm và giảm ảnh hưởng của bệnh viêm thấp khớp.
Cá
hồi không tự sản sinh được lượng axit béo đáng kể nhưng thay vào đó
chúng thu được chất này bằng cách ăn các loại các cá khác. Trong tự
nhiên, đó không phải là vấn đề. Tuy nhiên, trong các trang trại cá, cá
hồi chủ yếu được cho ăn loại thức gốc thực vật. Dầu cá trước đây
được bổ sung vào thức ăn để tăng hàm lượng dinh dưỡng mặc dù nhu cầu
tăng đối với thức ăn cá hồi thương mại đã dẫn tới thiếu hụt dầu cá,
làm tăng giá và giảm nguồn cung nên giờ dầu thực vật được sử dụng
thay thế
Theo
các nhà khoa học tại Đại học KHCN Na-Uy, điều này dẫn đến việc cá
nuôi có hàm lượng omega-3 chỉ ¼ so với trước đây. “Trước đây, ăn cá hồi
nuôi 2 lần mỗi tháng là đủ lượng omega-3. Nay bạn có thể cần ăn
thường xuyên hơn như 2 lần mỗi tuần chẳng hạn”, Giáo sư Rolf Erik Olsen
cho biết.
Với
ý nghĩ đó, Olsen và các đồng nghiệp của mình đã chuyển gen từ tảo
sản sinh omega-3 sang loài cây camelina (Camelina sativa), khiến cây sản
sinh hàm lượng EPA và DHA cao trong hạt. Dầu được làm từ hạt này sau
đó được đem cho cá hồi con ăn cho đến khi chúng nhân đôi trọng lượng.
Không có vấn đề sức khỏe nào đáng lưu ý trong cá và thịt của chúng
chứa hàm lượng EPA và DHA tương tự như cá hồi được nuôi bằng chế độ
ăn bằng dầu cá đắt đỏ hơn nhiều.
Khi
nghiên cứu thêm được tiến hành tại Đại học Stirling của Scotland, người
ta hy vọng rằng loài thực vật sửa đổi gen này có thể được trồng
thương mại và điều tình cờ là Camelina đã được trồng làm nguồn nhiên
liệu sinh học.
LH
(New Atlas)