Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Rau quả hiện nay không sản xuất đủ để cung cấp cho hành tinh này   29-10-2018
Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống nông nghiệp toàn cầu hiện tại sản xuất quá nhiều ngũ cốc, chất béo và đường, trong khi việc sản xuất trái cây và rau củ, và ở mức độ nhỏ hơn là protein, không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của dân số hiện nay. Các nghiên cứu gia cũng nhận thấy rằng việc thay đổi sản xuất để khớp với các hướng dẫn về ăn uống dinh dưỡng đòi hỏi chưa đến 50 triệu hecta đất trồng trọt bởi vì trồng trái cây và rau củ cần ít đất hơn ngũ cốc, đường và chất béo.


Nếu mọi người trên hành tinh này muốn ăn uống lành mạnh thì sẽ không có đủ trái cây và rau củ để ăn, đó là kết luận nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Guelph.

Một nhóm nghiên cứu gia đã so sánh ngành sản xuất nông nghiệp toàn cầu với các khuyến nghị tiêu dùng của các nhà dinh dưỡng và nhận thấy sự không tương xứng.

“Tất cả chúng ta không thể áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên hệ thống nông nghiệp toàn cầu hiện nay”, đồng tác giả, giáo sư Evan Fraser, cho biết. “Nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống nông nghiệp toàn cầu hiện sản xuất thừa ngũ cốc, chất béo và đường, trong khi việc sản xuất trái cây và rau củ, và ở mức độ nhỏ hơn là protein, không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của dân số hiện nay”.

Nghiên cứu này đã tính số lượng khẩu phần ăn trên mỗi đầu người ở hành tinh này cho mỗi nhóm thực phẩm dựa theo hướng dẫn ‘Đĩa Dinh dưỡng’ của Trường Đại học Harvard, hướng dẫn này đưa ra khuyến cáo rằng chế độ ăn uống của chúng ta một nửa là trái cây và rau củ; 25% là ngũ cốc nguyên hạt; và 25% là protein, chất béo và các sản phẩm từ sữa.

Các nghiên cứu gia đã tính xem có bao nhiêu đất hiện được sử dụng cho trồng trọt và sẽ cần bao nhiêu đất nếu mọi người làm theo các khuyến cáo dinh dưỡng này. Sau đó họ ước tính những con số ấy cho năm 2050, lúc này dân số toàn cầu ước tính đạt 9,8 tỷ người.

Họ nhận thấy rằng hiện nay chúng ta sản xuất 12 phần ngũ cốc trên mỗi đầu người thay vì 8 phần theo khuyến nghị; 5 phần trái cây và rau củ thay vì 15 phần; 3 phần dầu mỡ thay vì 1; 3 phần protein thay vì 5; và 4 phần đường thay vì không phần nào.

“Những gì chúng ta đang sản xuất ở cấp độ toàn cầu không phải là những gì chúng ta nên sản xuất theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng”, đồng tác giả Fraser cho biết.

Bởi vì các loại hydratcacbon sản xuất khá dễ và có thể phục vụ nhiều người nên các nước phát triển tập trung vào trồng các loại ngũ cốc, tác giả chính, KC, cho biết.

Ông cũng cho biết rằng các nước phát triển đã trợ cấp cho việc sản xuất ngũ cốc hàng chục thập niên để không bị lệ thuộc những nước khác và để thiết lập tính lãnh đạo toàn cầu trong ngành sản xuất của họ. Những quốc gia này còn dành nhiều tiền hơn cho việc nghiên cứu và cải tiến những loại cây trồng này hơn là cho trái cây và rau củ.

“Hơn nữa, chất béo, đường và muối lại ngon và là những gì loài người chúng ta thèm khát, vì thế chúng ta có niềm khao khát thật sự về những loại thực phẩm này”, KC cho biết. “Tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau dẫn đến một hệ thống nông nghiệp toàn cầu thực sự đang sản xuất thừa thải những loại thực phẩm này”.

Nghiên cứu này nhận thấy rằng việc áp dụng một chế độ ăn uống dinh dưỡng hơn không những tốt cho chúng ta mà còn tốt cho hành tinh này.

“Nếu chúng ta chuyển sang các chế độ ăn uống dinh dưỡng, chúng ta sẽ giảm được lượng đất cần thiết để nuôi sống dân số đang phát triển của chúng ta”, KC cho biết.

Các nghiên cứu gia cũng nhận thấy rằng việc thay đổi sản xuất để phù hợp với các hướng dẫn về ăn uống dinh dưỡng sẽ đòi hỏi chưa đến 50 triệu hecta đất trồng trọt bởi vì trồng trái cây và rau củ cần ít đất hơn ngũ cốc, đường và chất béo.

Nhưng để đạt được mức giảm này, người tiêu dùng cần ăn ít thịt, và ngành thực phẩm nông nghiệp phải sản xuất nhiều protein từ thực vật hơn.

Nếu không có sự thay đổi nào thì việc nuôi 9,8 tỷ người sẽ đòi hỏi thêm 12 triệu hecta đất nông nghiệp và ít nhất là thêm 1 tỷ hecta đất trồng cỏ, Fraser cho biết.

“Việc cung cấp thực phẩm cho thế hệ tiếp theo là một trong những thách thức cấp bách nhất mà thế kỷ 21 phải đối mặt. Đối với một dân số ngày càng phát triển, theo tính toán của chúng tôi thì cách duy nhất để có chế độ ăn uống cân bằng về dinh dưỡng, tiết kiệm đất và giảm thải khí nhà kính là tiêu thụ và sản xuất nhiều trái cây và rau củ hơn, cũng như chuyển sang các chế độ ăn uống giàu protein từ thực vật hơn”.

AT (Science Daily)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập