“Các kiểu đốm hoa văn của hưu
cao cổ rất phức tạp và có thể khá khác nhau ở mỗi con, nhưng chúng tôi thực sự
không biết mục đích của những đốm này trong hoang dã”, tiến sĩ Derek Lee đến từ
Trường Đại học Bang Pennsylvania và Viện Nghiên cứu Thiên nhiên Hoang dã cho
biết.
“Những đốm hoa văn phức tạp có
thể giúp con vật lẩn tránh thú săn mồi, điều tiết nhiệt độ, hoặc nhận ra nhau
hoặc thành viên trong đàn, tất cả những điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng
sinh tồn và sinh sản của hưu cao cổ”.
“Chúng tôi đã phân tích các dữ
liệu về sự sinh tồn và các bức ảnh đốm hoa văn của hưu cao cổ Masai (tên khoa
học: Giraffa camelopardalis tippelskirchii),
và cho thấy rằng những mẫu đốm ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của hưu cao cổ
lúc nhỏ và có tính di truyền từ mẹ sang con.
Màu da của hưu cao cổ đều có màu
xám đậm như nhau, nhưng những đốm hoa văn rất khác nhau về màu sắc lẫn hình dạng,
từ gần tròn với những đường viền rất nhẵn cho đến hình elip với những đường viền
lởm chởm hoặc có dạng thùy.
Các kiểu đốm hoa văn không thay
đổi theo tuổi tác, điều này cho phép các nhà nghiên cứu xác định những con vật
này dựa vào những mẫu đốm độc nhất vô nhị của chúng.
Lee và các đồng tác giả đã sử
dụng phần mềm xử lý hình ảnh hiện đại và các phương pháp thống kê để xác nhận
giả thuyết 49 năm tuổi cho rằng hưu cao cổ truyền các đặc điểm về đốm hoa văn
của mình sang con.
Tiến sĩ Lee và các đồng sự nhận
thấy rằng những con hưu cao cổ mới sinh có đốm hoa văn lớn hơn cũng như những
đốm có hình dạng bất thường còn gia tăng khả năng sống sót của chúng ở những
tháng đầu đời.
Khả năng sống sót gia tăng này
có thể phản ánh tính ngụy trang giỏi hơn của những con hưu cao cổ con này, nhưng
cũng có thể liên quan đến những yếu tố tăng khả năng sống sót khác, như sự điều
tiết nhiệt độ hoặc giao tiếp bằng mắt.
“Tiến sĩ Anne Innis Dagg, nhà
nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực hưu cao cổ ở Châu Phi vào năm 1968 đã đưa ra
bằng chứng cho thấy rằng hình dạng, số lượng, diện tích và màu sắc của các đốm
hoa văn ở da của hưu cao cổ có thể di truyền được, nhưng phân tích của cô xuất
phát từ một nhóm sở thú nhỏ”, đồng tác giả Monica Bond, nghiên cứu sinh tiến sĩ
đến từ Trường Đại học Zürich, cho biết.
“Chúng tôi đã sử dụng hưu cao cổ
hoang dã và các kỹ thuật chụp ảnh và phân tích hiện đại để khẳng định những kết
quả nghiên cứu này”.
AT (Sci-News)