Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Thức uống làm khối u phát sáng có thể giúp phẫu thuật hiệu quả hơn   15-11-2018
Dấu ấn huỳnh quang tích tụ ở những tế bào phát triển nhanh nhất, giúp các bác sĩ phẫu thuật định vị chính xác khối u và chỉ để lại các mô khỏe mạnh.


Các bác sĩ phẫu thuật đã thử sử dụng một dấn ấn huỳnh quang có thể giúp họ loại bỏ các tế bào u não nguy hiểm khỏi bệnh nhân một cách chính xác hơn.

Nghiên cứu được thực hiện ở những người nghi ngờ bị ung thư não ác tính, đây là dạng ung thư não phổ biến nhất.

Việc điều trị thường dính líu đến phẫu thuật để loại bỏ càng nhiều tế bào ung thư càng tốt, nhưng các bác sĩ phẫu thuật rất khó xác định hết các tế bào ung thư trong khi đó tránh các mô não khỏe mạnh.

Các nghiên cứu gia cho biết rằng việc sử dụng dấu ấn sinh học giúp phân biệt những tế bào ung thư xâm lấn nhất ra khỏi các mô não khác và họ hy vọng điều này cuối cùng sẽ cải thiện khả năng sống cho bệnh nhân.

Họ sử dụng một hợp chất có tên là axit 5-aminolevulinic (5-ALA), và bệnh nhân sẽ uống axit này. Hợp chất này phát ánh sáng màu hồng khi chiếu ánh sáng vào.

Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng 5-ALA tích tụ ở những tế bào ung thư phát triển nhanh, vì thế hợp chất này có thể đóng vai trò là dấu ấn sinh học của các tế bào ung thư cấp độ cao.

Nghiên cứu được thực hiện ở 99 bệnh nhân nghi ngờ bị u thần kinh đệm cấp độ cao. Những bệnh nhân này tuổi từ 23-77, trung bình là 59 tuổi.

Trong suốt ca mổ của họ, các bác sĩ phẫu thuật cho biết đã nhìn thấy sự phát quang ở 85 bệnh nhân, bao gồm 81 bệnh nhân sau đó được các nhà nghiên cứu bệnh học khẳng định mắc bệnh cấp độ cao. Một người bị bệnh cấp độ thấp và 3 người không thể đánh giá được.

Trong 14 bệnh nhân mà các bác sĩ không phát hiện sự phát quang nào, chỉ có 7 khối u được các nhà nghiên cứu bệnh học xác định sau đó nhưng trong tất cả những trường hợp này đều là bệnh cấp độ thấp.

Nghiên cứu này do giáo sư Colin Watts đến từ Trường Đại học Birmingham dẫn đầu. Giáo sư Watts cho biết: “Các bác sĩ phẫu thuật não cần có khả năng phân biệt mô khối u với mô não khác, đặc biệt khi khối u chứa các tế bào ung thư cấp độ cao và phát triển nhanh”.

“Lợi thế của kỹ thuật này đó là có thể làm nổi bật bệnh cấp độ cao trong một khối u trong cuộc phẫu thuật não nhanh hơn.”

“Điều này có nghĩa là có thể loại bỏ nhiều tế bào khối u hơn, an toàn hơn, ít biến chứng hơn và tốt hơn cho bệnh nhân”.

Cuộc thử nghiệm này được trình bày tại hội nghị ung thư của Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia vào năm 2018 ở Glasgow.

Phó giáo sư tiến sĩ Kathreena Kurian đến từ Trường Đại học Bristol cho biết: “Các khối u thần kinh đệm rất khó chữa trị, thời gian sống thường chỉ đểm bằng tháng chứ không phải bằng năm”.

“Một khi khối u được loại bỏ sẽ được chuyển sang một nhà nghiên cứu bệnh học nhằm nghiên cứu các tế bào khối u dưới kính hiển vi để xem những tế bào này là cấp độ thấp, cấp độ cao, hay tế bào sinh trưởng nhanh. Và dựa theo chẩn đoán đó, chúng tôi có thể lên kế hoạch điều trị thêm nữa, như xạ trị hay hóa trị”.

“Chúng tôi muốn biết xem việc sử dụng một dấu ấn sinh học có thể giúp các bác sĩ phẫu thuật xác định các tế bào khối u cấp độ cao trong cuộc phẫu thuật một cách khách quan hay không, điều đó cho phép họ loại bỏ càng nhiều tế bào ung thư càng tốt, trong khi chỉ để lại các tế bào não bình thường”.

AT (The Guardian)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập