Các tác giả của một nghiên cứu
gần đây nhận thấy rằng tỷ lệ lớn các trẻ khỏe mạnh không thẳng đêm thậm chí đến
lúc một tuổi. Nhóm nghiên cứu còn nghiên cứu xem những trẻ sơ sinh không ngủ 6-8
tiếng liên tục có khả năng bị các vấn đề về sự phát triển tâm vận động và trí
não hay không và họ không tìm thấy mối liên quan nào. Các nghiên cứu gia cũng
không tìm thấy mối liên hệ nào giữa những trẻ sơ sinh thức giấc đêm với tâm
trạng sau khi sinh của người mẹ.
Trước 6 tháng tuổi, các bậc phụ
huynh thường mong con mình ngủ thẳng đêm. Nhưng các tác giả của một nghiên cứu
trong số ra tháng 12/2018 của tạp chí Pediatrics nhận thấy rằng trước 6
tháng tuổi hoặc thậm chí bước sang 1 tuổi, rất nhiều đứa trẻ khỏe mạnh không ngủ
như thế. Nhóm nghiên cứu do Trường Đại học McGill dẫn đầu còn nghiên cứu xem
những trẻ sơ sinh không ngủ 6-8 tiếng liên tục có khả năng bị các vấn đề về sự
phát triển tâm vận động và trí não hay không và không tìm thấy mối liên quan nào.
Các nghiên cứu gia cũng không tìm thấy mối liên hệ nào giữa những trẻ sơ sinh
thức giấc đêm với tâm trạng sau khi sinh của người mẹ.
Ngủ suốt đêm được định nghĩa là
6 hoặc 8 tiếng ngủ không thức giấc. Các nghiên cứu gia đã đo lường giấc ngủ của
388 trẻ 6 tháng tuổi và 369 trẻ 1 tuổi. Ở 6 tháng tuổi, theo báo cáo của các bà
mẹ, 38% những trẻ sơ sinh phát triển bình thường chưa ngủ ít nhất 6 tiếng liên
tục vào ban đêm; hơn phân nửa (57%) không ngủ 8 tiếng. Ở 11 tháng tuổi, 28% trẻ
sơ sinh chưa ngủ thẳng giấc 6 tiếng ban đêm, và 43% không ngủ 8 tiếng. Các
nghiên cứu gia phát hiện sự khác biệt về kiểu giấc ngủ giữa bé trai và bé gái. Ở
6 tháng tuổi, tỷ lệ bé gái ngủ thẳng 8 tiếng hơi cao hơn so với bé trai (48% so
với 39%).
Các nghiên cứu gia còn không tìm
thấy mối liên quan nào giữa những trẻ sơ sinh thức giấc đêm với tâm trạng sau
khi sinh của người mẹ. Nhưng họ phát hiện những trẻ không ngủ 6 hoặc 8 tiếng
liên tục có tỷ lệ bú sữa mẹ cao hơn đáng kể, điều này đem lại nhiều lợi ích cho
đứa trẻ cũng như người mẹ.
AT (Science Daily)