Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Cá nhận ra con mồi bằng màu sắc điện   16-11-2018
Loài cá mũi voi Châu Phi phát ra những xung điện yếu ớt để định vị môi trường xung quanh chúng. Giác quan định vị này cho thấy rõ ràng một sự giống nhau đến kinh ngạc với thị giác, đó là kết luận của một nghiên cứu gần đây. Nghiên cứu này cho thấy rằng những vật thể khác nhau có màu sắc điện khác nhau. Cá sử dụng những màu sắc này để phân biệt thức ăn yêu thích của chúng (lăng quăng) với những động thực vật nhỏ khác.
 


Loài cá mũi voi Châu Phi phát ra những xung điện yếu ớt để định vị môi trường xung quanh chúng. Giác quan định vị này cho thấy rõ ràng một sự giống nhau đến kinh ngạc với thị giác, đó là kết luận của một nghiên cứu gần đây. Nghiên cứu này cho thấy rằng những vật thể khác nhau có màu sắc điện khác nhau. Cá sử dụng những màu sắc này để phân biệt thức ăn yêu thích của chúng (lăng quăng) với những động thực vật nhỏ khác. Nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Current Biology.

Cá mũi voi sống về đêm, có nghĩa là chúng không thể dựa vào mắt để săn mồi. Nhưng chúng không cần điều đó: Chúng mang một loại “đèn pin điện” ở đuôi, và chúng sử dụng chiếc đèn này để phát ra các xung điện ngắn lên đến 80 lần/giây. Da của chúng, đặc biệt thân của chúng, được bao phủ bằng các cơ quan cảm thụ điện: đây là những cảm biến nhỏ mà loài cá này sử dụng để đo lường xem môi trường phản chiếu các xung điện ra sao.

Và về điều này, cá mũi voi là nhà vô địch: Với khả năng cảm điện, chúng có thể ước tính khoảng cách, phân biệt hình dạng và chất liệu, phân biệt giữa vật thể sống và chết. Và hơn thế nữa, chưa đến một giây, chúng có thể nhận ra những con loăng quăng yêu thích của mình có đang ẩn núp trong sỏi hoặc cát dưới đáy hay không. Chúng có thể làm được điều đó với độ chính xác rất cao, và hầu như bỏ qua những ấu trùng của các loại côn trùng khác.

Không ai biết chúng làm điều này bằng cách nào. Các vật thể dĩ nhiên thay đổi cường độ tín hiệu điện theo cách riêng biệt – một số giảm tín hiệu điện đáng kể, một số khác phản chiếu tín hiệu ấy tốt hơn. “Tuy nhiên, điều này chưa đủ để xác định rõ ràng con mồi”, Martin Gottwald đến từ Viện Nghiên cứu Động vật thuộc Trường Đại học Bonn cho biết. “Chẳng hạn, cường độ tín hiệu giảm khi tăng khoảng cách”. Nhưng còn một đặc điểm khác của các sinh vật sống: Những sinh vật này còn thay đổi hình dạng của các xung điện, và sự thay đổi tín hiệu này tùy thuộc vào khoảng cách, kích cỡ và vị trí.

Sự kết hợp hai đặc điểm tín hiệu trên có thể giải quyết những vấn đề này. Mắt người hoạt động theo cách tương tự: Võng mạc có các cơ quan cảm thụ ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Bộ não của chúng ta sau đó sử dụng “tỷ số hỗn hợp” để tính toán màu sắc của đồ vật mà chúng ta nhìn thấy. Và điều này vẫn rất kiên định dù cho đồ vật ấy lớn nhỏ ra sao hoặc cách xa bao nhiêu.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng cho thấy quá trình tương tự xảy ra ở cá mũi voi. Tuy thế, rõ ràng những con vật này có hai loại cơ quan cảm thụ điện khác nhau. Một cơ quan chỉ đo cường độ của tín hiệu, cơ quan còn lại đo lường hình dạng của tín hiệu ấy. “Nay chúng tôi đã có thể chứng minh rằng loài cá này sử dụng mối liên quan giữa hai phương pháp đo lường này để xác định con mồi”, Giáo sư Tiến sĩ Gerhard von der Emde dẫn đầu nghiên cứu này giải thích.

AT (Science Daily)

 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập