Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
Thu năng lượng tái tạo từ mặt trời và vũ trụ cùng một lúc   19-11-2018
Các khoa học gia lần đầu tiên chứng minh rằng sức nóng từ mặt trời và độ lạnh từ vũ trụ có thể được thu gom cùng một lúc chỉ bằng một thiết bị. Nghiên cứu của họ cho biết rằng các thiết bị thu năng lượng từ mặt trời và vũ trụ không cạnh tranh nhau về diện tích đất và thực sự có thể hỗ trợ nhau hoạt động hiệu quả hơn.


Các khoa học gia đến từ Trường Đại học Standord lần đầu tiên chứng minh rằng sức nóng từ mặt trời và độ lạnh từ vũ trụ có thể được thu gom cùng một lúc chỉ bằng một thiết bị. Nghiên cứu của họ cho biết rằng các thiết bị thu năng lượng từ mặt trời và vũ trụ không cạnh tranh nhau về diện tích đất và thực sự có thể hỗ trợ nhau hoạt động hiệu quả hơn.

Năng lượng tái tạo ngày càng được sử dụng phổ biến làm năng lượng thay thế cho nhiên liệu hóa thạch một cách hiệu quả và đem lại lợi ích kinh tế, trong đó năng lượng mặt trời đứng đầu bảng là năng lượng được yêu thích trên toàn thế giới. Nhưng có một nguồn năng lượng có sức mạnh khác ở trên trời có thể thực hiện chức năng trái ngược — đó là vũ trụ.

“Mặt trời được công nhận rộng rãi là nguồn sức nóng hoàn hảo mà thiên nhiên ban tặng cho con người trên Trái Đất”, tác giả chính Zhen Chen đến từ Trường Đại học Stanford cho biết. “Thiên nhiên còn ban tặng vũ trụ cho con người làm nguồn nhiệt hoàn hảo nhưng lại ít được công nhận hơn”.

Các đồ vật tỏa nhiệt thành bức xạ hồng ngoại – một dạng ánh sáng mắt người không nhìn thấy được. Hầu hết bức xạ này được phản chiếu ngược về Trái Đất nhờ các hạt phân tử trong bầu khí quyển, nhưng một số bức xạ thoát ra khoảng không vũ trụ, cho phép các bề mặt tỏa ra đủ bức xạ trong phạm vi hồng ngoại đó để rơi xuống dưới nhiệt độ của môi trường xung quanh. Công nghệ làm lạnh bằng bức xạ phản chiếu lượng lớn ánh sáng hồng ngoại, đem lại một sự thay thế cho máy điều hòa không khí mà không thải ra khí nhà kính. Công nghệ này còn giúp cải thiện hiệu suất của pin năng lượng mặt trời.

Chen và các đồng sự đã phát triển một thiết bị kết hợp công nghệ làm lạnh bằng bức xạ với công nghệ hấp thu mặt trời. Thiết bị này bao gồm một thiết bị hấp thu mặt trời bằng gecmani nằm phía trên một thiết bị làm lạnh bằng bức xạ với các lớp silicon nitride, silicon và nhôm được bao bọc trong chân không để hạn chế tối thiểu sự mất nhiệt ngoài ý muốn. Nhóm nghiên cứu chứng minh rằng thiết bị kết hợp này có thể đồng thời cung cấp 24 độ C sức nóng mặt trời và 29 độ C sức lạnh bức xạ, trong đó thiết bị hấp thu mặt trời cải thiện hiệu suất hoạt động của thiết bị làm lạnh bằng bức xạ bằng cách ngăn chặn nhiệt từ mặt trời.

Chen nói: “Chúng ta hãy tượng tượng trên nóc nhà có một tấm pin mặt trời có thể cung cấp điện trong khi thiết bị làm lạnh bằng bức xạ có thể hạ nhiệt ngôi nhà vào những ngày hè nóng bức”.

Mặc dù công nghệ này có vẻ đầy hứa hẹn nhưng Chen tin rằng vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi có thể nhân rộng để sử dụng cho thương mại.

Ông phát biểu: “Tôi nghĩ công nghệ này có khả năng cách mạng hóa công nghệ pin năng lượng mặt trời hiện nay. Nếu khái niệm của chúng tôi được chứng minh và nhân rộng thì pin mặt trời tương lai sẽ có hai chức năng: vừa cung cấp điện, vừa làm lạnh”.

AT (Science Daily)

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập