Một nhóm khoa học gia đang ra
sức chấm dứt ‘cuộc chiến giảm cân’ tranh cãi dữ dội về việc chúng ta nên ăn bao
nhiêu chất béo và carbohydrate, và họ cho rằng vấn đề đối với hầu hết mọi người
là chất lượng của chế độ ăn uống.
Các nghiên cứu gia Hoa Kỳ ra sức
tìm tiếng nói chung. Trước tiên, họ nói rằng chúng ta nên ngừng tiêu thụ chất
béo bão hòa mà thay bằng chất béo không bão hòa, và các loại hạt tinh chế bằng
nguyên hạt và các loại rau không tinh bột. Và họ liệt kê những điều chưa biết,
cần nghiên cứu thêm.
“Chúng ta đang có cuộc chiến
giảm cân”, tác giả chính David Ludwig đến từ Khoa Dinh dưỡng của Trường Y tế
Công cộng Harvard Chan.
Nghiên cứu này nhận thấy hiện
tại có 9 cuộc luận chiến, tranh cãi rằng các chất béo và carbohydrate có ảnh
hưởng đến cơ thể hay không, mặc cho lượng calo thế nào.
“Thông điệp chính đó là chất
lượng của chất béo và carbohydrate quan trọng hơn nhiều so với tỷ lệ chất béo
hoặc carbohydrate trong chế độ ăn”, giáo sư Walter Willett đến từ Harvard Chan
cho biết. “Cụ thể, việc thay thế các chất béo bão hòa từ thịt đỏ và các sản phẩm
từ sữa có chứa dầu thực vật lỏng, và thay các chất tinh bột và đường tinh luyện
bằng nguyên hạt sẽ đem lại những lợi ích quan trọng cho sức khỏe.
“Chúng tôi có bằng chứng chắc
chắn rằng tỷ lệ calo từ chất béo trong ăn uống ít quan trọng hơn nhiều so với
thể loại chất béo. Chúng tôi luôn thắc mắc về những ảnh hưởng lâu dài của các
chế độ ăn uống cực kỳ nghèo nàn carbohydrate bởi vì có quá ít người ăn uống theo
kiểu này trong thời gian dài”.
Trong số những điều chưa biết,
chúng tôi cho rằng liệu chế độ ăn ketogenic – nhiều chất béo và ít carbohydrate
– có thể đem lại những lợi ích về quá trình trao đổi chất nhiều hơn những chế độ
ăn hạn chế vừa phải carbohydrate hay không, và đặc biệt đối với bệnh tiểu đường.
Và họ nói rằng, nhìn chung, còn quá ít nghiên cứu về dinh dưỡng và những ảnh
hưởng của dinh dưỡng đối với sức khỏe của chúng ta.
Các khoa học gia khác cũng xem
xét lại những lợi ích của việc ăn chay đối với sức khỏe và tuổi thọ của chúng ta
và họ cho rằng có khả năng đem lại những lợi ích trong việc giảm lượng thức ăn
chúng ta ăn hoặc thay đổi tần suất bữa ăn, điều này giúp ngăn chặn hội chứng
chuyển hóa, bệnh tim mạch, bệnh ung thư và ngay cả những bệnh thoái hóa thần
kinh.
Di Francesco và các đồng sự đến
từ các Viện Y tế Quốc gia ở Baltimore cho biết rằng ăn chay để cải thiện sức
khỏe và ngăn chặn bệnh tật trông có vẻ đầy hứa hẹn nhưng chưa được thử nghiệm
lâm sàng, và người dân không nên thử nghiệm nếu không có sự giám sát y khoa.
AT (The Guardian)