Loài khủng long mới ở Úc này có
tên là Weewarrasaurus pobeni, có kích thước cỡ một con chó to lớn.
Sinh vật cổ này thuộc loài khủng
long chân chim, thuộc nhóm loài ăn thực vật, có kích thước nhỏ, di chuyển bằng 2
chân và rất phổ biến ở các bãi sông ở phía Đông Úc vào kỷ Phấn trắng.
Một đoạn xương hàm của loài
khủng Weewarrasaurus pobeni đã được tìm thấy ở mỏ sâu dưới lòng đất thuộc
vùng Wee Warra gần các mỏ khoáng chất opan ở Grawin/Glengarry, cách mỏ Lightning
Ridge khoảng 40 cây số.
Hóa thạch này đã được một nhóm
cổ sinh vật học đến từ Trung tâm Nghiên cứu Opan Úc và Trường Đại học New
England và Queensland phân tích.
“Giống tất cả các hóa thạch ở
các mỏ opan ở Lightning Ridge, hàm dưới của loài Weewarrasaurus pobeni
được bảo tồn trong opan”, tiến sĩ Phil Bell và các đồng tác giả đến từ Trường
Đại học New England cho biết.
“Lightning Ridge là nơi duy nhất
trên thế giới mà xương khủng long thường chuyển thành opan”.
Lightning Ridge là nguồn hóa
thạch tốt nhất thế giới bởi vì nơi đây bảo tồn một hệ động vật độc nhất vô nhị
của kỷ Phấn trắng.
“Xương hàm của loài khủng long
Weewarrasaurus pobeni vô cùng hiếm và không dễ gì phát hiện ra được”,
giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoáng chất Opan Úc, tiến sĩ Jenni Brammall, cho
biết.
“Vật thể bé nhỏ này vừa là xương
hàm của một loài khủng long mới 100 triệu năm tuổi, vừa là một loại đá quý”.
Phát hiện này được đưa tin trên
tạp chí PeerJ.
AT (Sci-News)