Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Trải nghiệm tiêu cực trên mạng xã hội gắn liền với tỷ lệ cảm giác cô đơn cao hơn   25-01-2019
Tương tác tích cực trên mạng xã hội không làm cho thanh niên cảm thấy được kết nối nhiều hơn, trong khi trải nghiệm tiêu cực lại làm tăng khả năng cô đơn, theo các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu về Công nghệ Truyền thông và Báo cáo Y tế Đại học Pittsburgh cho biết.

 
 

Phát hiện được xây dựng dựa trên nghiên cứu giành giải thưởng mà trung tâm thực hiện năm 2017 cho thấy việc sử dụng nhiều mạng truyền thông xã hội có liên quan đến cảm giác cô đơn gia tăng.

"Mạng xã hội dường như là kết nối mọi người. Thật đáng ngạc nhiên và thú vị khi các nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mạng xã hội có liên quan đến sự cô đơn", Brian Primack, bác sĩ, tiến sĩ, tác giả nghiên cứu, cho biết. "Cô lập xã hội về mặt nhận thức, đồng nghĩa với sự cô đơn, có liên quan đến kết quả sức khỏe kém, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tim và trầm cảm. Bởi vì mạng xã hội rất phổ biến, nên điều quan trọng là chúng ta hiểu rõ hơn tại sao điều này xảy ra và làm thế nào chúng tôi có thể giúp mọi người điều hướng mạng xã hội ra sao để không có nhiều hậu quả tiêu cực."

Primack cùng nhóm của mình đã khảo sát 1.178 sinh viên Đại học West Virginia từ 18 đến 30 tuổi về việc sử dụng mạng xã hội, mức độ trải nghiệm là tích cực hay tiêu cực, và mức độ cô đơn trong nhận thức của họ. Các tác giả đã nghiên cứu nhận thức về tương tác truyền thông xã hội trên bất kỳ sự kết hợp nào giữa các nền tảng mạng xã hội mà sinh viên đang sử dụng.

Trải nghiệm tiêu cực trên mạng xã hội cứ tăng 10%, thì những người tham gia báo cáo tăng 13% cảm giác cô đơn. Tuy nhiên, cứ tăng 10% trải nghiệm tích cực trên mạng xã hội, thì những người tham gia báo cáo không có sự thay đổi đáng kể về mặt thống kê trong cảm giác cô đơn.

Không rõ là những người cảm thấy cô đơn đang tìm kiếm hay thu hút trải nghiệm mạng xã hội tiêu cực, hay họ có trải nghiệm truyền thông xã hội tiêu cực dẫn đến sự cô lập nhận thức, tác giả Jaime Sidani, cho hay.

"Có xu hướng là mọi người coi trọng những trải nghiệm và đặc điểm tiêu cực hơn so với những điều tích cực và điều này có thể đặc biệt phù hợp khi nói đến truyền thông xã hội. Vì vậy, những trải nghiệm tích cực trên mạng xã hội có thể liên quan đến sự củng cố tích cực thoáng qua, trong khi trải nghiệm tiêu cực - chẳng hạn như tranh luận trên mạng xã hội công cộng - có thể nhanh chóng leo thang và để lại ấn tượng lâu dài, có khả năng gây chấn thương," Sidani nhận định. "Cũng có thể là những người bị cô lập về mặt xã hội nghiêng về sử dụng mạng xã hội có liên quan đến các tương tác tiêu cực. Có lẽ đó là sự pha trộn của cả hai."

Mặc dù nhóm nghiên cứu khuyến nghị nghiên cứu thêm để giải thích và nhân rộng nghiên cứu của họ, nhưng những phát hiện này đủ mạnh để đảm bảo các nỗ lực can thiệp ngay bây giờ để giảm cảm giác cô đơn liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội.

Primack nói: "Các chuyên gia sức khỏe có thể khuyến khích công chúng nhận thức và suy nghĩ sâu sắc hơn về các trải nghiệm online của họ, do đó làm gián đoạn một chu kỳ tiềm năng của những trải nghiệm tiêu cực và sự cô đơn". "Nó có thể hữu ích để khuyến khích nhận thức và giáo dục xung quanh trải nghiệm truyền thông xã hội tích cực và tiêu cực."

Thanh Vân (ScienceDaily)​ 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập