(Ảnh: Physorg)
Các tác giả của nghiên cứu đã phỏng vấn 39 giáo viên
trên khắp nước Anh và xứ Wales, những người đã trải qua thời gian vắng mặt lâu
dài vì vấn đề sức khỏe tâm thần.
Các giáo viên cho biết sự thay đổi liên tục, phức
tạp trong các chính sách giáo dục, hiệu suất của mục tiêu, thiếu sự hỗ trợ của
người quản lý và khối lượng công việc nặng nề là nguyên nhân gây căng thẳng và
lo lắng gia tăng. Họ nói về sự vỡ mộng, mất lòng tự trọng và cảm giác thất bại,
khiến một số người phải nghỉ hưu sớm hoặc, trong một trường hợp, đã tự tử vì áp
lực công việc.
Nhiều người tin rằng việc tập trung vào các mục tiêu
và kết quả đang làm thay đổi căn bản vai trò của giáo viên với tư cách là nhà
giáo dục và cản trở mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, cuối cùng làm tổn
hại đến cơ hội học tập và không giải quyết được nhu cầu tâm lý của trẻ em. Sự
hài lòng trong công việc cũng đang bị xói mòn bởi các yêu cầu quan liêu, với quá
nhiều giấy tờ và áp lực để cải thiện kết quả thêm vào khối lượng công việc nặng
nề của giáo viên.
Nhiều giáo viên cảm thấy họ phải chịu sự kiểm tra và
áp lực liên tục để thực hiện theo những kỳ vọng không thực tế. Mặc dù biết được
áp lực đối với các nhà quản lý trường học trong việc thực hiện thành công các
chính sách mới, nhưng giáo viên cảm thấy lạc lõng trong quy trình và được trang
bị không đủ để thực hiện các thay đổi cần thiết.
Cách quản lý này đối với giáo dục khiến nhiều giáo
viên nghi ngờ về vai trò của họ. Hầu hết đều cảm thấy rằng họ thất bại trong
việc giảng dạy khi không còn có thể khuyến khích học tập tích cực trong lớp học.
Tiến sĩ Barbara Skinner, một nhà giáo dục tại Đại
học Ulster, nhận xét "Cải cách giáo dục, và cấu trúc tổ chức và quản laý đi kèm
nên được cân nhắc về tác động của chúng đối với bản sắc nghề nghiệp và sức khỏe
cá nhân."
A.T (ScienceDaily)