Bao quanh mình là nước biển
nhưng đôi khi loài rắn biển lại sống trong cảnh khát nước. Trước đây, các khoa
học gia cho rằng loài rắn biển có thể uống nước biển, nhưng nghiên cứu gần đây
lại cho thấy loài này cần nước ngọt. Một nghiên cứu gần đây do giáo sư sinh học
Harvey Lillywhite đến từ Trường Đại học Florida đã cho thấy rằng loài rắn biển
sống ở những nơi hạn hán đã xoa dịu tình trạng mất nước của mình ngay khi vừa
vào mùa ẩm ướt, và chúng làm điều này bằng cách lấy nước ngọt từ các “thấu kính”
hình thành trên bề mặt đại dương trong suốt những cơn mưa lớn – những cơn mưa mà
độ mặn ở mặt nước giảm xuống đủ để nước có thể uống được.
Những con rắn biển có bụng màu
vàng (tên khoa học: Hydrophis platurus) này là loài bò sát duy nhất trong bộ bò
sát có vảy sống ở biển khơi. Dường như loài rắn này lệ thuộc vào nguồn nước ngọt
trên bề mặt nước biển để tồn tại ở những khu vực hạn hán, nhưng ít tai biết về
cách thức loài bò sát biển phản ứng lại hoặc tiêu thụ nước mưa như thế nào.
“Nghiên cứu này giúp hiểu đầy đủ hơn về cách loài rắn biển ngoài khơi, và có khả
năng là những động vật biển khác, tránh tình trạng mất nước sau những cơn hạn
hán ở đại dương”, Lillywhite cho biết.
Các nghiên cứu gia đã bắt 99 con
rắn biển ngoài khơi thuộc nước Costa Rica và cho chúng uống nước ngọt trong môi
trường phòng thí nghiệm. Nhóm nghiên cứu đã ở đó ngay sau khi kết thúc 6 tháng
hạn hán và bắt đầu bước sang mùa mưa. Họ nhận thấy rằng chỉ 13% những con rắn
bắt được sau trận mưa đã tiếp nhận nước ngọt, trong khi 80% đã tiếp nhận nước
ngọt trước cơn mưa. Ắt hẳn cơn mưa đã làm chúng hết khát.
Lillywhite tiếp tục công trình
nghiên cứu này thêm nhiều năm. Cô cho biết: “Quan trọng là những con vật này xác
định vị trí có mưa và lấy nước mưa như thế nào bởi vì một số loài rắn biển gần
đây bị suy giảm và tuyệt chủng”. Câu hỏi đặt ra là: Sự biến đổi khí hậu và những
tác động của nó đến lượng mưa sẽ ảnh hưởng thế nào đến loài rắn biển?
AT (Theo Eurekalert)