Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Phát hiện những dãy núi khổng lồ bên trong lớp manti của trái đất   19-02-2019
Bề mặt của trái đất là một nơi mấp mô với địa hình được tạo thành từ nền đại dương bằng phẳng cho tới các đỉnh núi lởm chởm và mọi thứ nằm giữa chúng. Nhưng theo một nghiên cứu mới, đó vẫn chưa là gì khi so với quang cảnh được tìm thấy nằm sâu bên trong hành tinh. Sử dụng dữ liệu từ một trong những trận động đất lớn nhất từng được ghi nhận, các nhà vật lý địa chất nay vừa phát hiện ra những dãy núi khổng lồ cách chỗ đứng chân của chúng ta hàng trăm cây số.


Biểu đồ về các lớp của trái đất bao gồm khu vực chuyển tiếp – ranh dưới phía dưới của nó giờ được phát hiện khá lởm chởm (Ảnh: Kyle McKernan, Văn phòng truyền thông Đại học Princeton)

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Princeton và Viện địa trắc học và vật lý địa chất Trung Quốc tập trung vào một khu vực được nghiên cứu tương đối ít bên trong trái đất được gọi là vùng chuyển tiếp. Dải hẹp sâu từ 410 đến 660 km này phân chia lớp manti phía trên với lớp manti phía dưới.

Để tìm hiểu kỹ điều gì đang diễn ra ở đây, các nhà địa chất được nghiên cứu cách các sóng địa chấn từ các trận động đất lớn đi qua và nảy khỏi các vật chất khác nhau. Các trận địa chấn lớn nhất thực tế có thể đủ mạnh để truyền sóng xung kích đi xuyên qua lõi đến mặt bên kia của hành tinh và quay ngược trở lại. Do đó, nhóm đã xem xét dữ liệu từ trận động đất sâu lớn thứ 2 từng được ghi nhận – sự kiện 8,2 độ tấn công Bolivia năm 1994.

Dữ liệu chỉ ra địa hình ở phần trên cùng và dưới cùng của vùng chuyển tiếp. Ranh giới phía trên sâu khoảng 410 km được phát hiện tương đối bằng phẳng. Nhưng ở độ sâu 660 km, ranh dưới phía dưới lởm chởm đến bất ngờ với độ cao thay đổi đến 3,2 km. Nhóm cho hay điều này khiến lớp này lởm chởm hơn bề mặt trái đất nhưng cũng có những phần tương đối bằng phẳng.

Các nhà nghiên cứu cho hay phát hiện có thể giúp trả lời cho vài câu hỏi về vật lý học bên trong trái đất. Vẫn chưa rõ lớp manti trên và dưới, 2 mặt của vùng chuyển tiếp, pha trộn với nhau bao nhiêu. Nhóm cho hay các vùng bằng phẳng có thể là nơi 2 phần được trộn đều với nhau trong khi các khu vực lởm chởm hơn chỉ ra điều ngược lại.

Vậy phần ranh giới này đã hình thành ngay từ đầu như thế nào và làm sao nó duy trì quá lâu như vậy? Các nhà nghiên cứu cho rằng phần còn lại của các mảng kiến tạo cổ đại có thể nằm lại ở đây sau được đẩy sâu vào trái đất thông qua các khu vực sụt lún như rãnh Mariana. Sự khác biệt về hóa học gây ra bởi các tảng đá cổ đại từ lớp vỏ trái đất này có thể đã tạo nên quang cảnh mấp mô.

“Dễ để giả sử rằng vì chúng ta chỉ có thể dò được sóng địa chấn đi qua trái đất trong tình trạng hiện tại của nó nên các nhà địa chấn học không thể hiểu được phần trong của trái đất đã thay đổi như thế nào trong 4,5 tỷ năm qua. Điều thú vị về các kết quả này là chúng cho chúng ta thông tin mới để hiểu về số phận của các mảng kiến tạo cổ đại đã đi vào lớp manti và nơi mà vật liệu manti cổ đại có thể vẫn còn trú ngụ”, tác giả nghiên cứu Jessica Irving cho biết.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập