Đồng hồ sinh học là chu kỳ 24
giờ, điều tiết nhiều quy trình sinh lý, bao gồm giấc ngủ và ăn uống. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học này, bao gồm ánh sáng và thời gian. Tập
thể dục được biết làm thay đổi đồng hồ sinh học, tuy nhiên rất ít người biết về
sự ảnh hưởng này.
Nghiên cứu này nhận thấy rằng
tập thể dục lúc 7h sáng hoặc từ 1-4h chiều đẩy đồng hồ sinh học đến một thời
điểm sớm hơn, và tập thể dục từ 7-10 tối làm trì hoãn đồng hồ sinh học đến một
thời điểm muộn hơn. Tuy nhiên, tập thể dục từ 1-4h sáng và lúc 10h sáng ít ảnh
hưởng đến đồng hồ sinh học, và những ảnh hưởng của tập thể dục thay đổi theo
thời điểm này không khác nhau dựa trên tuổi tác hoặc giới tính.
Các nghiên cứu gia đế từ Trường
Đại học California ở San Diego và Trường Đại học Bang Arizona đã kiểm tra đồng
hồ sinh học sau buổi tập thể dục ở 101 người tham gia trong 5 ngày rưỡi. Việc
tính toán thời gian của đồng hồ sinh học ở mỗi người tham gia được xác định theo
mẫu nước tiểu được lấy cứ mỗi 90 phút/lần. Những người tham gia sau đó đi bộ
hoặc chạy trên máy chạy bộ ở cường độ vừa phải trong 1 giờ/ngày, trong 3 ngày
liên tục. Họ tập thể dục vào một trong 8 thời điểm khác nhau trong ngày hoặc đêm,
nhưng mỗi người tập cùng thời điểm vào cả 3 ngày hoặc đêm. Việc tính toán thời
gian của đồng hồ sinh học được đánh giá lại sau buổi tập thứ 3.
Tác giả nghiên cứu, Shawn
Yougstedt cho biết: “Tập thể dục được biết gây ra những biến đổi cho đồng hồ
sinh học của chúng ta. Trong nghiên cứu này, chúng tôi có thể cho thấy rõ ràng
khi nào việc tập thể dục làm trì hoãn đồng hồ sinh học, và khi nào đẩy nhanh
đồng hồ sinh học. Đây là nghiên cứu đầu tiên so sánh những ảnh hưởng của việc
tập thể dục đối với đồng hồ sinh học, và có thể mở đường cho việc sử dụng thể
dục để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của sự lệch múi giờ và làm việc theo
ca”.
AT (Eurekalert)