Mưa rửa trôi các chất dinh dưỡng
từ những hoạt động của con người thải vào sông nước. Khi các dòng sông trở nên
quá tải dưỡng chất, một hiện tượng nguy hiểm được gọi là sự phì dưỡng có thể xảy
ra, điều này đôi khi có thể làm các tảo ra hoa, những tảo này sản sinh ra độc tố,
hoặc các vùng chết thiếu oxy được gọi là sự thiếu oxy trong nước.
Trong nhiều năm nay, Sinha và
Michalak đã nghiên cứu những ảnh hưởng của sự rửa trôi nitơ và cách thức những
thay đổi dự kiến về lượng mưa do biến đổi khí hậu có thể dẫn đến sự suy giảm
chất lượng nước một cách nghiêm trọng.
Họ nhận thấy rằng những nỗ lực
giảm biến đổi khí hậu lệ thuộc nặng nề vào các nhiên liệu sinh học có thể để lại
hậu quả ngoài mong muốn, làm tăng lượng khí nitơ thải vào các dòng sông ở Mỹ,
gây ra những vấn đề về chất lượng nước.
Sinha và Michalak nhận thấy rằng
ảnh hưởng từ sự quá tải nitơ sẽ mạnh mẽ nhất ở phía Đông Bắc.
Châu Á sẽ là châu lục có nguy cơ
bị phì dưỡng cao nhất thế giới vì sự gia tăng sử dụng phân bón và lượng mưa dự
kiến tăng.
“Các kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cho thấy rằng việc xem xét khả năng suy giảm chất lượng nước rất cần
thiết khi xã hội đưa ra các chọn lựa cách sử dụng và khai thác đất đai, cũng như
về việc chúng ta làm thế nào để chống lại sự biến đổi khí hậu”, Sinha cho biết.
“Việc tiếp cận với nguồn nước sạch là điều cần thiết cho sự sinh tồn của con
người, cũng như cho việc sản xuất thực phẩm và năng lượng, và một hệ sinh thái
khỏe mạnh. Việc duy trì khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch phải luôn ưu tiên
hàng đầu”.
AT (Science Daily)