Các nhà khoa học vừa sử dụng
công nghệ nano để cho chuột khả năng cảm nhận được ánh sáng cận hồng
ngoại (Ảnh: yevgeniy111/Depositphotos)
Động
vật có vú như con người chỉ có khả năng xử lý ánh sáng trong
dải phổ khả kiến. Tuy nhiên, các nhà khoa học
tại Trường y Đại học Massachusetts muốn tìm hiểu xem liệu có khả năng
mở rộng khả năng đó ra xa thêm không, cho phép chuột có thể phát hiện
được ánh sáng hồng ngoại bước sóng dài hơn được phát ra từ các vật
thể trong cả môi trường sáng và tối.
Với
mục đích đó, họ đã tạo ra các hạt nano được làm từ protein lection
được nạp vào mắt chuột bên trong các giọt chất lỏng nhỏ xíu. Khi các
hạt này nằm trong mắt chuột, protein sẽ hướng chúng đến các tế bào
thụ thể quang trong võng mạc, cơ bản gắn các hạt này vào tế bào.
Các hạt nano sau đó đóng vai trò như những chiếc ăng-ten nano, phản ứng
với ánh sáng NIR đi tới (bước sóng hồng ngoại ngắn nhất) bằng cách
chuyển đổi bước sóng đó thành ánh sáng xanh lá nhìn thấy mà các thụ
thể quang có thể phát hiện được.
Trong
các thử nghiệm trong phòng lab, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng
chuột hoàn toàn có khả năng phân biệt các hoa văn khác nhau của ánh
sáng NIR do một ngọn đèn tạo ra. Khả năng nhìn thấy ánh sáng tường
minh gần như vẫn không bị ảnh hưởng nhưng khả năng cảm nhận ánh sáng
NIR hao mòn sau 2 tuần mà không có thấy bất kỳ tác dụng phụ bất lợi
nào.
“Với
nghiên cứu này, chúng tôi hoàn toàn có thể mở rộng việc ứng dụng công
nghệ nano của chúng tôi trong phòng thí nghiệm lẫn ngoài thực tế. Các ăng-ten
nano này sẽ cho phép các nhà khoa học thăm dò một loạt những câu hỏi
thú vị từ cách não diễn dịch tín hiệu hình ảnh tới việc giúp điều
trị bệnh mù màu”, Phó Giáo sư Gang Han cho biết.
LH
(New Atlas)