Tony Jevnikar (bên trái) và
Shengwu Ma hợp tác với Đại học Western Viện nghiên cứu sức khỏe Lawson
(Ảnh: Đại học Western)
Mặc
dù IL-37 có thể được sản xuất nhờ khuẩn E. coli trong phòng thí nghiệm
nhưng quá trình này đắt đỏ và tạo ra tương đối ít protein. Với vai trò
là một phương pháp thay thế có tính kinh tế và năng suất cao hơn, các
nhà nghiên cứu từ Đại học Western của Canada vừa phát triển được một số
cây thuốc lá khá đặc biệt được sửa đổi gen để sản sinh IL-37 ngay bên
trong tế bào cây.
Trong
các phân tích trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện
interleukin 37 đầy đủ chức năng có thể được chiết xuất từ các tế bào
này với khối lượng đáng kể. Các nhà khoa học giờ đây tin rằng họ có
thể tạo ra các loại cây trồng chuyển gen khác – như khoai tây – mà cũng
có thể sản sinh protein này.
“Cây
này mang lại tiềm năng tạo ra dược phẩm theo cách dễ tiếp cận hơn các
phương pháp khác. Cây thuốc lá có năng suất cao và chúng ta có thể tạm
thời sửa đổi nó để có thể bắt đầu sản xuất loại protein mong muốn
trong vòng 2 tuần”, Giáo sư Shengwu Ma cho biết.
Người ta hy vọng rằng IL-37 rốt cuộc có thể được sử dụng để điều trị
các chứng rối loạn viêm nhiễm và tự miễn như tiểu đường type 2, đột
quỵ, chứng mất trí nhớ và viêm khớp. Ngoài ra, Giáo sư Tony Jevnikar
hiện đang xem xét sử dụng protein này để làm giảm viêm nhiễm có tiềm
năng nguy hiểm vốn xuất hiện khi dòng máu bị giữ lại trong một cơ quan
cấy ghép. Tương tự, các nhà khoa học tại Đại học Verona của Ý trước
đây cũng đã phát triển được những cây thuốc lá sản sinh protein kháng
viêm interleukin 10.
LH
(New Atlas)