Quả cầu lửa
(ở trung tâm) mạnh hơn gấp 10 lần quả bom nguyên tử đã phá hủy thành
phố Hiroshima (Ảnh: NASA/GSFC/LaRC/JPL-Caltech, MISR Team)
Nếu một thiên thạch phát nổ ở Bắc
Cực với cường độ của một thiết bị hạt nhân trường trung bình và không có ai
nghe thấy nó, liệu nó có tạo ra tiếng nổ không? Đó là câu hỏi không mấy dễ chịu
được đặt ra bởi quả cầu lửa phát nổ ngoài khơi bờ biển Alaska khi được chụp bởi
5 trong số 9 máy ảnh trên thiết bị MISR trên vệ tinh Terra.
Theo Đại học Cornell, mỗi năm
trái đất bị tấn công bởi 84.000 thiên thạch có trọng lượng trên 10 gram và
rất rất nhiều các thiên thạch khác có kích nhỏ hơn hạt cát. Hầu như tất
cả những thứ này bốc cháy cao trong bầu khí quyển nhưng NASA cho hay cứ 2 hoặc
3 lần mỗi thế kỷ, hành tinh chúng ta lại bị tấn công bởi các thiên thạch đủ
lớn và đủ mạnh để tạo ra những vụ nổ đánh bay một thành phố.
May mắn là tất cả các vụ rơi
thiên thạch mà chúng ta biết đến trong thời gian gần đây đều xảy ra ở xa
những khu vực đông dân cư, dù thiên thể Chelyabinsk phát nổ trên bầu trời
nước Nga với sức mạnh tương đương với 30 quả bom ở Hiroshima vẫn gây thiệt
hại về tài sản và làm nhiều người bị thương do kính bay và mù mắt do ánh sáng
lóa. Tuy nhiên, mọi thứ có khả năng sẽ tồi tệ hơn nhiều nếu vụ nổ xảy ra ở
gần mặt đất hơn hoặc ở trung tâm một thành phố. Nói cách khác, chúng ta gặp
hên.
Trong các hình ảnh gần đây của
NASA, quả cầu lửa Bering với sức mạnh 173 kiloton xuất hiện giống như một
chiếc đĩa màu cam thon dài do quỹ đạo của thiên thạch để lại khi nó bốc cháy
trong bầu khí quyển, với bóng của nó có thể nhìn thấy trên những đám mây dưới
thấp phía dưới. Cơ quan vũ trụ cho hay những quả cầu lửa này khá phổ biến và
chúng được theo dõi bởi cơ sở dữ liệu của Trung tâm nghiên cứu vật thể gần trái
đất của NASA, nhưng phần lớn trong số chúng không có gì khác ngoài những vụ nổ
nhỏ mang tính giải trí nhiều hơn là gây nguy hiểm.
LH (New Atlas)