Các kết quả nghiên cứu này cho
thấy rằng việc quên đi một trải nghiệm ngoài ý muốn sẽ cần tập trung nhiều chú ý
hơn. Kết quả đáng ngạc nhiên này mở rộng nghiên cứu trước đây về việc cố ý quên,
nghiên cứ này tập trung vào việc giảm chú ý đến những thông tin không mong muốn
thông qua việc chuyển hướng chú ý ra khỏi những trải nghiệm không mong muốn hoặc
ngăn chặn sự hồi tưởng ký ức.
Ký ức không đứng yên. Chúng là
những kết cấu luôn thay đổi của não bộ và thường xuyên cập nhật, sửa đổi và sắp
xếp lại qua các trải nghiệm. Bộ não liên tục nhớ và quên các thông tin – và
nhiều thông tin ấy được nhớ và quên một cách tự động trong lúc ngủ.
Khi nói đến vấn đề quên có chủ
ý, các nghiên cứu trước đây tập trung vào việc định vị các ‘điểm nóng’ hoạt động
trong các cấu trúc điều khiển của não bộ, như vỏ não trước trán, và các cấu trúc
trí nhớ dài hạn như vùng não hải mã. Thay vào đó, nghiên cứu gần đây nhất tập
trung vào các vùng giác quan và nhận thức của bộ não, đặc biệt là vùng bụng của
vỏ não thái dương, và các kiểu hoạt động ở đó phản ứng lại với các đại diện trí
nhớ về những kích thích thị giác phức tạp.
Bằng cách sử dụng phương pháp
chụp ảnh não để theo dõi các kiểu hoạt động não, các nghiên cứu gia đã cho thấy
một nhóm hình ảnh của những người trưởng thành khỏe mạnh gồm quang cảnh và khuôn
mặt, chỉ họ cách nhớ hoặc quên từng hình ảnh ấy.
Các kết quả nghiên cứu không chỉ
khẳng định rằng con người có khả năng kiểm soát những gì họ quên mà còn khẳng
định rằng việc cố ý quên đòi hỏi hoạt động não ở mức độ vừa ở những vùng não
giác quan và nhận thức – hoạt động nhiều hơn mức độ cần thiết cho việc nhớ.
Các nghiên cứu gia còn nhận thấy
rằng những người tham gia có khả năng nhớ quang cảnh nhiều hơn khuôn mặt – khuôn
mặt có thể chứa đựng nhiều thông tin về cảm xúc hơn nhiều.
“Chúng tôi đang tìm hiểu xem
những cơ chế này trong não của chúng ta phản ứng lại với những loại thông tin
khác nhau như thế nào. Cần thêm nhiều nghiên cứu trước khi chúng ta tìm cách
ngăn chặn khả năng quên của mình”, nghiên cứu gia Lewis-Peacock cho biết.
AT (Eurekalert)