Nghiên cứu trước đây đã cho thấy
rằng việc tiếp xúc với hóa chất có thể thúc đẩy sự tích lũy triglyceride – đây
là một dạng chất béo trong máu – và làm tăng chứng béo phì ở các mô hình động
vật. Nhiều nghiên cứu quan sát đã tìm thấy mối liên quan giữa việc tiếp xúc với
các hóa chất gây rối loạn endocrine được cho là góp phần gây béo phì và tăng cân
ở con người.
Trong nghiên cứu này, Kassotis
và các đồng sự nghiên cứu sự ảnh hưởng của các hỗn hợp hóa chất được tách ra từ
bụi trong nhà. Họ đã thu thập 194 mẫu bụi trong nhà từ các hộ gia đình ở North
Carolina. Sau đó họ đã chiết xuất các hóa chất từ bụi này trong phòng thí nghiệm.
Những chiết xuất này được kiểm tra về khả năng thúc đẩy sự phát triển tế bào mỡ
ở một mô hình tế bào.
Họ nhận thấy rằng nồng độ tập
trung rất thấp của các chiết xuất bụi có thể thúc đẩy sự phát triển của các tế
bào mỡ. Được biết trẻ em hít từ 60-100 mg bụi mỗi ngày.
Sau đó các nghiên cứu gia đo
lường hơn 100 hóa chất khác nhau trong bụi này và nghiên cứu mối quan hệ giữa
mật độ tập trung của chúng với phạm vi phát triển tế bào mỡ. Họ nhận thấy rằng
khoảng 70 hóa chất này có mối quan hệ với sự hình thành của các tế bào mỡ do bụi
gây ra và khoảng 40 hóa chất có liên quan đến sự phát triển tiền thân tế bào mỡ.
Điều đó cho thấy các hỗn hợp hóa chất trong môi trường sinh hoạt có thể đang
điều khiển những ảnh hưởng này.
Các nghiên cứu gia nhận thấy
rằng một vài hóa chất gia tăng đáng kể ở trong bụi của những nhà có trẻ bị thừa
cân hoặc béo phì. Họ tiếp tục nghiên cứu những hóa chất này để xác định xem hóa
chất nào có thể liên quan đến chứng béo phì.
AT (Eurekalert)