Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Cá mập trắng khổng lồ có thể chịu được ảnh hưởng tiêu cực của kim loại nặng   03-04-2019
Máu của những con cá mập trắng khổng lồ tìm thấy ngoài khơi bờ biển Nam Phi được phát hiện có chứa khối lượng kim loại nặng độc hại đến mức nguy hiểm đối với các dạng sống biển khác, theo một nghiên cứu mới xuất bản. Kết quả khẳng định rằng loài săn mồi đỉnh cao này đã tích hợp sẵn một khả năng chịu được tác động tiêu cực của các kim loại nặng và phân tích máu cũng có thể được sử dụng để làm dấu hiệu chỉ ra sức khỏe của hệ sinh thái biển nơi chúng đang sống.


Máu được sử dụng trong nghiên cứu được rút ra từ 43 con cá mập trắng khổng lồ bắt được ngoài khơi bờ biển Nam Phi năm 2012 (Ảnh: peternile/Depositphotos)

Cá mập trắng khổng lồ không nghi ngờ gì là một trong những cư dân oai hùng của biển sâu mà có lẽ bạn chẳng muốn một lần đối mặt. Phần lớn nhờ sự phác họa chân dung của chúng trên màn ảnh rộng, chúng cơ bản đã trở thành chúa tể của đại dương và ít nhất nhìn bề ngoài, nó rất phù hợp. Cá mập trắng có thể phát triển chiều dài lên đến 6 mét và khét tiếng với cặp mắt lớn chết chóc và cặp hàm nhọn hoắt.

Trong khi đây là những thứ cần phải cảnh giác thì thực tế đô vật hạng nặng đại dương này hiếm khi tấn công con người và loài cá mập nói chung đều như thế. Theo hồ sơ tấn công cá mập quốc tế của Viện bảo tàng Florida, trong cả năm 2018 chỉ có 130 vụ tương tác giữa người và cá mập.

Các mập trắng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của chúng và sụt giảm quần thể cá mập trắng trong những năm gần đây là một điều đáng lo ngại. Cùng với sự xuống cấp về môi trường, loài săn mồi này cũng bị dính lướt đánh cá và bị con người chủ động săn bắt để lấy vi và răng cá.

Máu được sử dụng trong nghiên cứu được rút ra từ 43 con cá mập trắng khổng lồ bắt được ngoài khơi bờ biển Nam Phi năm 2012. Mỗi con được nuôi cẩn thận trong một cái bể đặc biệt cho phép các nhà khoa học lấy mẫu máu và các số đo khác trước khi gắn thẻ cho mỗi con và thả chúng vào môi trường sống đại dương an toàn của chúng.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã sàng lọc các mẫu máu để đo nồng độ của 12 nguyên tố vi lượng và 14 kim loại nặng. Kết quả chỉ ra nồng độ cao các kim loại này bao gồm thủy ngân và asen mà không có tương quan với giới tính, kích thước cơ thể hay tình trạng của cá mập.

Hàm lượng cao của kim loại nặng trong máu của các loài động vật biển có thể dẫn tới một loạt các vấn đề sức khỏe bao gồm suy giảm thần kinh hay suy yếu của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, trong khi hàm lượng kim loại mạnh cao trong các mẫu máu cá mập sẽ là độc hại với các loài có xương sống, các nhà nghiên cứu lại không tìm thấy tác động tiêu cực đối với cá mật trắng khổng lồ.

“Kết quả khẳng định rằng cá mập có một cơ chế bảo bệ sinh lý cố hữu giúp giảm nhẹ tác động gây hại của việc tiếp xúc với kim loại nặng”, tác giả dẫn đầu nghiên cứu Liza Merly cho biết.

Phân tích máu cá mập có tiềm năng được sử dụng làm dấu hiệu cho sức khỏe hệ sinh thái biển mà loài săn mồi này sống trong đó. Cá mập trắng ăn các loài cá nằm thấp hơn trong chuỗi thức ăn và các độc tố tìm thấy trong nghiên cứu này có khả năng được hấp thu qua thức ăn của chúng mà một số loài trong số đó cũng được con người đánh bắt và tiêu thụ.

Nhóm tin rằng nghiên cứu sẽ đặt nền tảng cơ sở cho hàm lượng kim loại nặng trong máu của cá mập trắng khổng lồ và mở ra cánh của để nghiên cứu sâu hơn về loài quái thú đại dương này.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập