Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Những con thằn lằn đầu tiên trên thế giới được biên tập gen có màu hồng   08-04-2019
Mặc dù chúng thường được gọi là thằn lằn nâu nhưng nay có 4 con thằn thằn Anolis sagrei tại phòng thí nghiệm Đại học Georgia thực tế có màu hồng nhạt. Chúng bị bạch tạng và là kết quả của một thứ được báo cáo là nỗ lực thành công đầu tiên trên thế giới nhắm vào việc tạo một loài bò sát biến đổi gen. Nghiên cứu có thể có nhiều ứng dụng cho y học con người.


Một trong 4 con thằn lằn bạch tạng cùng với một con mẫu không chỉnh sửa (Ảnh: Đại học Georgia)

Nhà khoa học dẫn đầu Douglas Menke chọn thằn lằn nâu để nghiên cứu vì quần thể tách biệt của loài này được biết tiến hóa độc lập các đặc điểm phân biệt trên các vùng đảo khác nhau trên biển Caribe. Tuy nhiên, chỉnh sửa gen bất kỳ một loài bò sát nào thực tế vẫn đối mặt với một số thách thức.

Thông thường, khi sử dụng công cụ biên tập gen CRISPR, các nhà khoa học tiêm các dung dịch chỉnh sửa gen vào trứng mới thụ tinh của một con vật hoặc vào một phôi thai đơn bào. Điều này gây ra một đột biến trong DNA mà sẽ được tái tạo trong tất cả các tế bào đã phát triển sau đó.

Mặc dù vậy, ở loài bò sát, con cái có khả năng giữ tinh trùng trong vòi trứng rất lâu sau khi giao phối, khiến rất khó xác định khi nào việc thụ tinh của trứng thực sự diễn ra. Hơn nữa, khi trứng được thụ tinh, lớp vỏ mềm của nó và thiếu một không gian chứa không khí bên trong làm cho rất khó thao tác với phôi mà không gây tổn hại cho nó.

Để giải quyết những thách thức đó, Menke và các đồng sự đã sử dụng công cụ CRISPR-Cas9 để tiêm các protein CRISPR vào trứng chưa trưởng thành (hay còn gọi là noãn bào) vốn vẫn còn nằm bên trong buồng trứng của thằn lằn. Sau đó, họ chỉ đơn giản là chờ trứng được thụ tinh tự nhiên. Tổng thể, các nhà khoa học đã tiêm 146 trứng vào 21 con thằn lằn, nhắm vào gen tyrosinase – khi gen này bị vô hiệu hóa sẽ dẫn tới bệnh bạch tạng. Sau vài tuần, kết quả cuối cùng là 4 chú thằn lằn hồng.

Một điều chú ý phụ thú vị là tất cả những còn thằn lằn này đều biểu hiện tyrosinase được sửa đổi trong các bản sao gen được di truyền từ cả bố và mẹ chúng. Theo các nhà khoa học, điều này khẳng định rằng các protein CRISPR vẫn còn hoạt động ở trong thằn lằn mẹ lâu hơn dự đoán, gây đột biến cho các gen của bố mẹ sau khi việc thụ tinh diễn ra.

“Đó là một điều bất ngờ. Nó cho chúng ta thấy các yêu cầu chức năng của gen mà không cần phải tạo giống những con vật bị đột biến để sinh ra con được thừa hưởng gen đột biến từ cả bố lẫn mẹ. Đó là một sự tiết kiệm thời gian lớn”, Menke cho biết.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng có thể dẫn tới các phương pháp điều trị cải tiến cho vấn đề về mắt ở người. Tuy tyrosinase cần thiết cho sự phát triển của mắt ở người và thằn lằn nhưng nó lại không hiện diện trong các loài động vật được nghiên cứu phổ biến như chuột. Nay có khả năng thằn lằn sẽ được sử dụng trong các nghiên cứu về sức khỏe của mắt.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập