Sự biến đổi khí hậu đang khiến
các dòng sông băng tan chảy, điều này đã làm mực nước biển tăng lên hơn một inch
(27mm) kể từ năm 1961.
Một nghiên cứu cho thấy rằng
tổng khối lượng mất đi từ các dòng sông băng cao hơn nhiều so với suy nghĩ trước
đây.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu
này, các tác giả cho biết rằng các dòng sông băng gần như có thể biến mất ở một
số dãy núi vào năm 2100 (bao gồm dãy Caucasus, Trung Âu, Tây Canada, Hoa Kỳ và
New Zealand).
Các dòng sông băng, chưa kể đến
các tảng băng ở Greenland hoặc Nam Cực, chiếm hơn 40.000 dặm khối nước (170.000
km khối).
Nhiệt độ nóng lên khiến các dòng
sông băng tan chảy và các chuyên gia tin rằng các dòng sông băng tan chảy chiếm
25-30% mực nước biển tăng hiện nay.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã
kết hợp những quan sát của các chuyên gia nghiên cứu về dòng sông băng với các
dữ liệu từ vệ tinh để xác định chính xác những thay đổi của các dòng sông băng
và xem điều này ảnh hưởng thế nào đến mực nước biển.
Hình ảnh từ vệ tinh cho phép các
nghiên cứu gia theo dõi bề mặt Trái Đất và cung cấp dữ liệu về độ dày của băng
cũng như sự thay đổi của băng trong nhiều năm.
Sau đó các nghiên cứu gia có thể
xác định sự thay đổi độ dày của băng ở hơn 190.000 dòng sông băng trên khắp thế
giới.
Các dòng sông băng ở Alaska,
Patagonia và ở các vùng Bắc Cực được cho là góp phần nhiều nhất vào sự mất băng
của các dòng sông băng.
Việc mất băng của các dòng sông
băng trên toàn cầu đã gia tăng đáng kể trong 30 năm qua. Mỗi năm có khoảng 336
tỷ tấn băng biến mất chỉ tính ở các dòng sông băng.
Điều này tương ứng mực nước biển
tăng gần 1mm mỗi năm.
Đến năm 2300, mực nước biển sẽ
tăng từ 0,7-1,2 mét, thậm chí nếu hầu hết 200 quốc gia đáp ứng hoàn toàn các mục
tiêu theo Hiệp ước Paris năm 2015.
Mục tiêu của Hiệp ước này đưa ra
là giảm khí thải nhà kính đến mức 0 vào giữa thế kỷ này.
Tuy nhiên, mực nước biển sẽ gia
tăng không thể lay chuyển được do các khí công nghiệp trói nhiệt đã thải ra sẽ
vẫn còn trong khí quyển, làm tan chảy nhiều băng hơn.
AT (Daily Mail)