Một chiến lược với chi phí thấp
nhưng có khả năng đem lại hiệu quả cao đó là nhìn nhận và bảo vệ các nguồn
cacbon tự nhiên – đó là những nơi và những quy trình tích trữ cacbon, giữ cacbon
không thoát ra khí quyển Trái Đất.
Rừng và đầm lầy có thể thu giữ
và tích trữ lượng lớn cacbon.
Những hệ sinh thái này có trong
các chiến lược thích nghi và làm giảm sự biến đổi khí hậu mà 28 quốc gia đã cam
kết áp dụng để đáp ứng Hiệp ước Khí hậu Paris.
Tuy nhiên, từ trước đến nay,
không có chính sách nào như thế được đưa ra để bảo vệ khả năng tích trữ cacbon ở
đại dương, đây là bể chứa cacbon lớn nhất Trái Đất và là thành phần chính của
chu trình khí hậu trên hành tinh này.
Các khoa học gia bắt đầu nhận ra
rằng loài động vật có xương sống, như cá, chim và động vật biển có vú, có khả
năng giúp thu giữ cacbon không cho thoát ra bầu khí quyển.
Cacbon tích trữ trong các sinh
vật sống được gọi là cacbon sinh khối, và được tìm thấy ở tất cả các động vật có
xương sống ở biển.
Những loài động vật lớn như cá
voi có thể tích trữ lượng cacbon lớn trong thời gian dài.
Khi chết đi, xác của chúng chìm
xuống đáy biển, đem theo cả cacbon được tích trữ trong mình.
Cá voi còn giúp trói giữ cacbon
bằng cách kích thích sản sinh những thực vật nhỏ ở biển được gọi là thực vật phù
du, loại thực vật này sử dụng ánh sáng mặt trời và CO2 làm mô thực vật giống như
những thực vật trên cạn.
Một lượng lớn các chất dinh
dưỡng từ các sản phẩm thải của cá voi như urê chẳng hạn có thể giúp kích thích
sự tăng trưởng của thực vật phù du.
Tuy nhiên, kiến
thức khoa học về cacbon ở loài động vật có xương sống ở biển vẫn còn trong giai
đoạn sơ khởi. Hầu hết các cơ chế trói giữ cacbon đều dựa trên những nghiên cứu
hạn hẹp. Vì thế, cần thêm nhiều nghiên cứu sâu xa hơn trong tương lai để khẳng
định những kết quả nghiên cứu này.
AT (Daily Mail)