Nghiên cứu này nhận thấy rằng
công cụ trí thông minh nhân tạo có thể phân biệt giọng nói giữa những người mắc
chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương với những người không bị chứng rối
loạn này chính xác đến 89%.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy
các đặc điểm dựa trên giọng nói có thể được sử dụng để chẩn đoán căn bệnh này,
và trong tương lai gần có thể được sử dụng trong lâm sàng.
Các tác giả nghiên cứu cho biết
rằng việc chẩn đoán chứng bệnh này thường được xác định bằng cách phỏng vấn hoặc
tự đánh giá – cả hai phương pháp này vốn dĩ đều mang tính chủ quan và định kiến.
Trong nghiên cứu này, nhóm
nghiên cứu sử dụng phương học học máy có tên ‘rừng ngẫu nhiên’, phương pháp này
có khả năng ‘học’ cách phân biệt từng người dựa theo mẫu. Các chương trình trí
thông minh nhân tạo như thể xây dựng luật ‘quyết định’ và các mô hình toán học
cho phép việc ra quyết định với độ chính xác ngày càng cao khi lượng dữ liệu
huấn luyện gia tăng.
Chương trình rừng ngẫu nhiên này
liên kết các kiểu đặc điểm giọng nói cụ thể tương ứng với chứng rối loạn căng
thẳng sau chấn thương. Mặc dù nghiên cứu hiện tại không phát hiện cơ chế bệnh
đằng sau chứng rối loạn này nhưng theo lý thuyết, các chấn thương làm thay đổi
mạch não xử lý cảm xúc và sức khỏe cơ, điều này ảnh hưởng đến giọng nói của
người bệnh.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu dự
định huấn luyện công cụ giọng nói bằng trí thông minh nhân tạo này với nhiều dữ
liệu hơn, làm cho công cụ này có hiệu lực hơn nữa ở một mẫu độc lập, và xin
chính phủ cấp phép sử dụng công cụ này trong lâm sàng.
AT (Daily Mail)