Các phát hiện gần đây về vi
khuẩn có thể là chìa khóa cho việc làm giảm sự biến đổi khí hậu do khí metan gây
ra trong bầu khí quyển Trái đất – với điều kiện con người không hủy diệt sinh
loài này.
Lần đầu tiên các khoa học gia đã
phân tách cũng như phân tích các đặc tính của vi khuẩn làm oxy hóa khí metan
(MOB) có khả năng biến đổi khí metan thành oxy.
Vi khuẩn có tên Methylocapsa
Gorgona này không chỉ gây thích thú cho các khoa học gia đang tìm kiếm những
giải pháp sáng tạo để chống lại sự biến đổi khí hậu mà còn giúp khẳng định một
lý thuyết trước đây từ các chuyên gia cho rằng những khu vực có lượng đất gia
tăng thì lượng khí metan giảm.
Nhưng các nghiên cứu gia cảnh
báo rằng bản thân loại vi khuẩn này rất yếu ớt và dễ bị các hoạt động con người
làm ảnh hưởng.
Các khoa học gia cho biết vi
khuẩn này sống trong đất và đóng vài trò là ‘bể chứa’, trói khí metan trước khi
khí metan có thể phân tán vào không khí.
Các nghiên cứu gia cho rằng có
thể khai thác vi khuẩn này một cách có chiến lược để chống lại những ảnh hưởng
có hại từ khí metan do động vật và con người tạo ra. Sau CO2, metan được xem là
khí nhà kính nguy hại thứ hai.
Chướng ngại vật chính để đạt đến
mục tiêu này là việc tìm được cách ‘thuyết phục’ những vi khuẩn này tăng lượng
khí metan mà nó sẵn sàng tiếp nhận.
Bởi vì vi khuẩn này hiện chỉ cần
một ít khí metan để tồn tại nên các khoa học gia đề xuất biến đổi di truyền loài
sinh vật này để phù hợp hơn với công việc.
AT (Daily Mail)