Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Sự sống trên trái đất có thể mất hàng triệu năm để phục hồi sau một sự kiện tuyệt chúng hàng loạt   26-04-2019
Mất hàng triệu năm để sự sống phục hồi hoàn toàn từ một sự kiện tuyệt chủng thảm khốc, theo một nghiên cứu mới tìm hiểu về hậu quả của một cuộc tấn công tiểu hành tinh quét sạch toàn bộ loài khủng long không phải chim 66 triệu năm trước. Nghiên cứu làm sáng tỏ về giới hạn tốc độ rõ ràng đối với sự phục hồi sau một vụ tuyệt chủng hàng loạt và có thể giúp chúng hiểu được mất bao lâu để sự sống phục hồi từ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.


Minh họa về một vụ va chạm tiểu hành tinh lớn với trái đất (Ảnh: Paulpaladin/Depositphotos)

Trong suốt lịch sử 4,5 tỉ năm, hành tinh trái đất đóng vai trò là nhà cho số lượng sự sống phong phú một cách phi thường, từ các sinh vật hiển vi ban đầu cho đến loài khủng lo to xác và cuối cùng là đến chúng ta. Thế giới mà chúng ta sống ngày nay được định hình không chỉ nhờ sự xuất hiện của sự sống mà còn bởi sự phá hủy toàn bộ sự sống trong các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt thảm khốc.

Không gì nghi ngờ, nổi tiếng nhất trong số các sự kiện này là va chạm tiểu hành tinh quét sạch toàn bộ khủng long trên đất liền và khơi mào cho nhiều biến đổi môi trường sâu sắc. Nhưng vẫn có những sự kiện khác. Ví dụ, cách đây 252 triệu năm có một sự kiện gọi là “Đại tuyệt diệt” mà ở đó gần như toàn bộ mọi sự sống trong đại dương trái đất đều bị tiêu diệt.

Tư liệu hóa thạch của mỗi sự kiện này hé lộ giới hạn tốc độ hay độ trễ rõ ràng mà tự nhiên đặt ra cho việc phục hồi sự sống sau một vụ tuyệt chủng. Nghiên cứu trước đây khẳng định rằng lý do cho độ trễ này bắt nguồn từ các yếu tố môi trường, tuy nhiên một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tư Đại học Texas ở Austin và Đại học Bristol ở Vương quốc Anh cho rằng thủ phạm cho sự chậm trễ đó có thể lẽ chính là tiến hóa.

Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu là foraminifera hay foram, một dạng sinh vật phù du sống trong các vùng biển cổ đại của trái đất. Hóa thạch foram đặc biệt hữu ích đối với các nhà khoa học theo dõi biến đổi loài dài hạn vì sự phổ biến của chúng trong trầm tích đại dương cho phép các nhà khoa học quan sát sự tiến triển của chúng trong khoảng thời gian rất dài mà không có sự ngắt quãng nào.

Mặc dù các quần thể foram bị tàn phá bởi vụ va chạm thiên thạch vốn đã quét sạch loài khủng long nhưng một số loài vẫn có khả năng sống sót. Nhóm đằng sau nghiên cứu mới đã theo dõi sự phục hồi của chúng, tập trung vào 20 triệu năm sự kiện thảm khốc và sự phục hồi sau đó.

Vụ tuyệt chủng kỷ Phấn trắng- Paleogene là sự kiện duy nhất trong lịch sử trái đất gây biến đổi toàn cầu đối với sự sống nhanh hơn tác động đang diễn ra của biến đổi khí hậu do con người. Do vậy, các nghiên cứu tìm hiểu sự kiện có thể chứng minh là một nguồn thông tin giá trị đối với việc hiểu về cách các loài có thể phục hồi trong tương lai.

Nhóm đã khám phá ra rằng các loài foram sống sót nhanh chóng phản ứng với tình huống mới để điền vào chỗ trống sinh thái. Tuy nhiên, sau bước ban đầu này, tiến triển tương lai bị trì hoãn vì foram trong vai trò mới đã thích ứng và trở nên phức tạp hơn và tiến hóa một loạt các đặc điểm đặc biệt mới mà sau đó dẫn tới sự đa dạng loài. Những cải tiến mới này sẽ cho phép foram điền thêm vào những chỗ trống sinh thái hay thậm chí tạo ra các loài hoàn toàn mới để cư ngụ.

Mất chừng 10 tỉ năm để sự đa dạng của loài foram được phục hồi đến mức độ tương đương với mức trước tuyệt chủng.

Ý tưởng tiến hóa có thể là một nút thắt đối với sự phục hồi của sự sống lần đầu tiên được đề xuất cách đây 20 năm, theo các tác giả của nghiên cứu, công trình của họ là bằng chứng đầu tiên được phát hiện trong hồ sơ hóa thạch ủng hộ lý thuyết đó.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu tin rằng phát hiện của họ có khả năng đúng với các sự kiện tuyệt chủng khác và thậm chí có thể cung cấp thông tin về tốc độ mà sự sống phục hồi sau tác động của biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường sống và các mối đe dọa khác.

“Chúng tôi hy vọng rằng kiểm tra phần còn lại của hồ sơ foraminiferal phù du sẽ cho chúng ta hiểu biết mới về cách khí hậu định hình tiến hóa của chúng ta. Với những biến đổi khí hậu chậm hơn trong quá khứ mà chúng ta đã có hồ sơ địa chất, chúng ta có thể thu được nhiều chi tiết hơn về việc biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng như thế nào đến loài sinh vật phù du quan trọng này”, đồng tác giả Andrew Fraass cho biết.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập