Các kết quả nghiên cứu này cho
thấy rằng các thành phần chính của mùi vị thức ăn cùng nhau hoạt động ở lưỡi chứ
không phải phối hợp đầu tiên với nhau ở não.
Các nghiên cứu gia nghiên cứu
xem lưỡi người có thể ngửi mùi như loài rắn không – loài rắn ngửi mùi trong
không khí bằng cách lè lưỡi ra ngoài.
Hiểu được chính xác cách tạo ra
cảm giác về mùi vị, các chuyên gia cho biết một ngày nào đó họ có thể tạo ra
những cơ quan biến đổi vị giác để giúp chống lại các bệnh liên quan đến việc ăn
uống.
Nay, các nghiên cứu gia đến từ
Trường Đại học New York sử dụng phương pháp di truyền và sinh hóa để nghiên cứu
các tế bào vị giác của con người được nuôi trong phòng thí nghiệm.
Các nghiên cứu gia nhận thấy
rằng các tế bào vị giác của con người chứa nhiều phân tử quan trọng tương tự như
các cơ quan cảm thụ mùi hương trong mũi của chúng ta.
Tiếp theo, nhóm nghiên cứu sử
dụng một kỹ thuật được gọi là chụp ảnh canxi để cho thấy các tế bào vị giác phản
ứng với các phân tử mùi hương tương tự như các tế bào cảm thụ mùi.
Các thí nghiệm khác cho thấy
rằng một tế bào vị giác riêng lẻ ở lưỡi có thể vừa chứa các cơ quan thụ cảm vị
giác lẫn khứu giác.
Nghiên cứu này có thể giúp giải
thích cách thức các phân tử mùi hương điều tiết khả năng cảm thụ vị giác. Điều
này có thể giúp phát triển các các cơ quan biến đổi vị giác dựa trên mùi hương,
có thể giúp chống lại những bệnh liên quan đến việc tiêu thụ nhiều muối, đường
và chất béo như bệnh béo phì và tiểu đường.
AT (Daily Mail)