Bỏ qua Lệnh Ruy-băng Bỏ qua nội dung chính
 

Diễn đàn Khoảng không vũ trụ vì tri thức tiện ích và nhân loại – viễn cảnh tương lai.

 
​Sinh vật biển và côn trùng trên cạn cùng được tìm thấy trong miếng hổ phách cổ   19-05-2019
Hổ phách có thể là một kho tàng thực sự của các loài động vật và côn trùng cổ đại nhưng nó thường giữ các sinh vật sống trong rừng – dễ hiểu vì chất này bắt đầu từ nhựa cây. Tuy nhiên, nay các nhà nghiên cứu từ Viện địa chất và cổ sinh vật học Nanjing của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc (NIGPAS) vừa tìm thấy một miếng hổ phách chứa một hỗn hợp kỳ lạ cả sinh vật trên cạn và dưới biển.


Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một miếng hổ phách chứa một hỗn hợp côn trùng sống cạn và các sinh vật biển (Ảnh: NIGPAS)

Tìm thấy ở miền nam Myanmar, miếng hổ phách này có kích thước 33 x 9,5 x 29 mm và chỉ nặng 6,08 g nhưng vẫn có rất nhiều thứ được nhồi nhét bên trong không gian bé xíu này. Tổng thể, có ít nhất 40 cá thể riêng rẽ bị giữ bên trong miếng hổ phách. Ve là loài phổ biến nhất nhưng cũng có nhện, động vật nhiều chân, gián, bọ cánh cứng, ruồi và ong bắp cày. Tất cả số đó đều sống trong hoặc xung quanh cây và được tìm thấy trong hổ phách tương đối thường xuyên.

Nhưng chúng cũng có các bạn đồng hành kỳ lạ như ốc biển, rệp biển và con cúc. Các loài sinh vật biển là thể vùi hiếm trong hổ phách vì lý do hiển nhiên là chúng không tiếp xúc với cây cối thường xuyên.

Vậy điều gì diễn ra trong trường hợp này? Các nhà nghiên cứu cho hay câu chuyện có khả năng nhất là hổ phách này được tìm tìm thấy ở một nơi từng là bờ biển nơi một bãi biển phủ đầy vỏ sò gặp rừng. Côn trùng bay có khả năng là nạn nhân đầu tiên, bị dính vào trong khi sáp vẫn còn trong trong cây bên bìa rừng. Các sinh vật bò trườn có lẽ là tiếp theo khi nhựa chảy vào thân cây và cuối cùng là ra bãi biển nơi nó giữ thêm vỏ ốc sò và các sinh vật biển.

Một dấu hiệu rất quan trọng với câu chuyện là thực tế rằng ốc và vỏ cúc đều rỗng và không có mô mềm được bảo quản bên trong. Trong trường hợp của con cúc, lớp ngoài bị vỡ và lỗ vỏ chứa đầy cát. Điều này gợi ý rằng vỏ này có lẽ đã nằm trên bãi biển một thời gian trước khi bị vùi vào vào sáp.

Điều này đánh dấu lần đầu tiên con cúc được tìm thấy bên trong một miếng hổ phách và vỏ này được bảo quản rất tốt đến mức các nhà nghiên cứu có thể xác định được các loài. Sử dụng kỹ thuật micro-CT để chụp ảnh 3D cấu trúc của vỏ, nhóm nghiên cứu đã xác định được con cúc này là Puzosia (Bhimaites) chớm trưởng thành. Từ đây, họ có thể xác nhận niên đại khoảng 99 triệu năm.

Đủ dạng phát hiện thú vị đã xuất hiện trong hổ phách trong những năm gần đây gồm tế bào hồng cầu, lông khủng long, rắn con, một loài nhện có đuôi chưa rõ, một loạt côn trùng chưa được biết tới và thậm chí một cái đuôi khủng long có lông và mô mềm.

LH (New Atlas) 

In nội dung
Các tin đã đăng ngày
Chọn một ngày từ lịch.
 

THÔNG BÁO

 
 

Thủ tục hành chính

 
 

Hình ảnh hoạt động

 
Video clip
  • Ứng dụng công nghệ đèn LED trong sản xuất đạt hiệu quả cao
  • Đoàn xúc tiến đầu tư tại Đài Loan làm việc với Công ty Công nghệ sinh học Vạn Bảo Lộc
  • Đồng Nai là tỉnh đầu tiên được đo hàm lượng vàng
  • Công bố chỉ dẫn địa lý cho chôm chôm Long Khánh
  • Hội thảo nhân rộng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
  • Hội nghị cán bộ công chức và triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2015
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 2
  • Vũ điệu đen tối "đồng hồ xăng" phần 1
  • Nhiều trạm xăng dầu sử dụng công nghệ cao gắn chíp qua mắt người tiêu dùng và các cơ quan chức năng
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Okayama (Nhật Bản)

  • Hình ảnh liên kết
    Liên kết website trong tỉnh
    Liên kết website các tỉnh
    Lượt truy cập